Tính cả trận đấu với Indonesia vừa qua, đội tuyển Việt Nam đã trải qua 3 trận đấu với 3 đối thủ vừa đủ để nhận diện chính mình, bao gồm cả hai trận đấu ngay trước đó là gặp Iraq và Nhật Bản. Một đối thủ đẳng cấp hơn hẳn, một đối thủ nhỉnh hơn mình kha khá cùng một đối thủ "vừa miếng". Ba trận đấu ấy, dù cho có trận đấu các học trò của HLV Troussier ghi được đến hai bàn thắng, song đều lộ rõ một vấn đề hết sức đáng lo ngại, ấy là đội tuyển Việt Nam dưới thời nhà cầm quân người Pháp có sức tấn công cực kỳ nghèo nàn.
Ở trận gặp Iraq ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, dù được chơi trên sân nhà song suốt hơn 90 phút của trận đấu, đội tuyển Việt Nam không thực hiện. nổi bất cứ cú dứt điểm nào trong suốt trận đấu. Trong khi đó đối phương thực hiện đến 15 pha dứt điểm, trong đó có 7 pha trúng đích. Cũng trong trận này, các học trò của HLV Troussier có 80 lần đưa bóng vào được 1/3 cuối sân đối phương, song chỉ có 32 lần chạm bóng trong vòng cấm địa Iraq.
Trận thua 2-4 trước Nhật Bản, hai bàn thắng của đội tuyển Việt Nam đều đến từ những tình huống cố định - một pha đánh đầu xuất thần cùng một bàn thắng có sự góp sức từ sai lầm của đối phương, còn lại hầu như không có bất cứ pha tấn công nguy hiểm nào khác. Tệ hại hơn cả trận gặp Iraq, các cầu thủ Việt Nam chỉ đưa bóng vào 1/3 cuối sân đối phương 54 lần, trong đó chỉ có 6 lần đưa bóng thành công vào vòng cấm địa đội bạn.
Trước Indonesia - đối thủ được đánh giá là "vừa tầm" khi các nhà cái châu Á đều đánh giá đội tuyển Việt Nam cao hơn, các học trò của HLV Troussier tiếp tục gây thất vọng với khả năng tấn công của mình. Kiểm soát bóng nhiều hơn, thực hiện số đường chuyền nhiều hơn (điều này khá dễ hiểu khi là đội bị dẫn bàn), song Việt Nam kém hơn đối phương ở tất cả các chỉ số tấn công, từ số lần dứt điểm, số pha tấn công vào phần sân đối phương cho tới số bàn thắng kỳ vọng, và thực sự không có được pha dàn xếp tấn công nào "nên hồn" trong suốt trận đấu.
Đấy là hệ quả tất yếu khi HLV Troussier loại Hoàng Đức, Hùng Dũng, khiến Quang Hải chơi kém đi rất nhiều so với chính mình, song lại cực kỳ "trung thành" với Tuấn Anh. Nó đến từ sự bảo thủ về mặt triết lý bóng đá, bắt các cầu thủ Việt Nam phải chơi bóng theo kiểu kiểm soát, duy mĩ, nặng về phô diễn, buộc các học trò của mình phải khai thác hết các khoảng trống trên sân, dẫn đến việc đội hình thi đấu phân tán, quá tải.
Thực ra triết lý bóng đá của ông thầy người Pháp không sai, chỉ có điều nó đòi hỏi trình độ của các cầu thủ phải cực cao. Ở châu Á, may ra chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc mới dám theo đuổi triết lý ấy. Thái Lan dùng nó để "xử lý" các đối thủ dưới cơ, song sẽ là "tự sát" khi dùng để đối đầu với các đội bóng được đánh giá là mạnh hơn.
HLV Park Hang-seo may mắn hơn ông Troussier khi có trong tay mình nguyên một "thế hệ vàng" của bóng đá Việt Nam, song vẫn luôn "biết mình, biết người" khi chọn lối chơi bó sát đội hình, phòng ngự chặt, chuyển đổi trạng thái nhanh khi bước chân ra châu Á để đạt được thành công. Nói một cách công tâm, trình độ của cầu thủ Việt Nam ở thời điểm có được một lứa cầu thủ tốt nhất, vẫn chỉ nằm lại ở mức khu vực. Đấy cũng chính là lý do dù từng rất thành công, song nhà cầm quân người Hàn Quốc vẫn quyết định ra đi sau hai thất bại liên tiếp ở AFF Cup.
Quá bảo thủ và tự tin vào triết lý cùng kinh nghiệm của mình, cũng như trình độ của các cầu thủ trẻ Việt Nam, HLV Troussier đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi cùng lúc khiến bóng đá Việt Nam mất đi hai thế hệ cầu thủ.
"Thế hệ vàng" dưới thời HLV Park Hang-seo đang bị ông thầy người Pháp bỏ rơi, bởi không thể, và cả không hợp với việc phục vụ tư duy chiến thuật của ông. Trong khi đó lứa cầu thủ trẻ giàu tiềm năng đang phải "đi sai đường", để rồi phải nhận những thất bại nối tiếp nhau.
May mắn là trận thua Indonesia đến ngay sau cú "nổ tung trời" của HLV Troussier sau trận thua 2-4 trước Nhật Bản. May mắn hơn khi đó là trận thua "tâm phục khẩu phục", khiến giới chuyên môn và người hâm mộ nhìn rõ ràng nhất được "gót chân Achilles" của triết lý bóng đá mang tên nhà cầm quân 69 tuổi này, vốn được giấu kín sau lớp vỏ bọc mỹ miều mang tên "tôn vinh bóng đá trẻ" hay kiểm soát bóng.
Đội tuyển Việt Nam còn trận đấu cuối gặp Iraq, và đây sẽ là lời khẳng định rõ ràng nhất cho sự "lệch tông" của nhà cầm quân người Pháp này với bóng đá Việt Nam.
Theo Lam Chi (Đời Sống & Pháp Luật)
Ở trận gặp Iraq ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, dù được chơi trên sân nhà song suốt hơn 90 phút của trận đấu, đội tuyển Việt Nam không thực hiện. nổi bất cứ cú dứt điểm nào trong suốt trận đấu. Trong khi đó đối phương thực hiện đến 15 pha dứt điểm, trong đó có 7 pha trúng đích. Cũng trong trận này, các học trò của HLV Troussier có 80 lần đưa bóng vào được 1/3 cuối sân đối phương, song chỉ có 32 lần chạm bóng trong vòng cấm địa Iraq.
Trận thua 2-4 trước Nhật Bản, hai bàn thắng của đội tuyển Việt Nam đều đến từ những tình huống cố định - một pha đánh đầu xuất thần cùng một bàn thắng có sự góp sức từ sai lầm của đối phương, còn lại hầu như không có bất cứ pha tấn công nguy hiểm nào khác. Tệ hại hơn cả trận gặp Iraq, các cầu thủ Việt Nam chỉ đưa bóng vào 1/3 cuối sân đối phương 54 lần, trong đó chỉ có 6 lần đưa bóng thành công vào vòng cấm địa đội bạn.
Trước Indonesia - đối thủ được đánh giá là "vừa tầm" khi các nhà cái châu Á đều đánh giá đội tuyển Việt Nam cao hơn, các học trò của HLV Troussier tiếp tục gây thất vọng với khả năng tấn công của mình. Kiểm soát bóng nhiều hơn, thực hiện số đường chuyền nhiều hơn (điều này khá dễ hiểu khi là đội bị dẫn bàn), song Việt Nam kém hơn đối phương ở tất cả các chỉ số tấn công, từ số lần dứt điểm, số pha tấn công vào phần sân đối phương cho tới số bàn thắng kỳ vọng, và thực sự không có được pha dàn xếp tấn công nào "nên hồn" trong suốt trận đấu.
Đấy là hệ quả tất yếu khi HLV Troussier loại Hoàng Đức, Hùng Dũng, khiến Quang Hải chơi kém đi rất nhiều so với chính mình, song lại cực kỳ "trung thành" với Tuấn Anh. Nó đến từ sự bảo thủ về mặt triết lý bóng đá, bắt các cầu thủ Việt Nam phải chơi bóng theo kiểu kiểm soát, duy mĩ, nặng về phô diễn, buộc các học trò của mình phải khai thác hết các khoảng trống trên sân, dẫn đến việc đội hình thi đấu phân tán, quá tải.
Thực ra triết lý bóng đá của ông thầy người Pháp không sai, chỉ có điều nó đòi hỏi trình độ của các cầu thủ phải cực cao. Ở châu Á, may ra chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc mới dám theo đuổi triết lý ấy. Thái Lan dùng nó để "xử lý" các đối thủ dưới cơ, song sẽ là "tự sát" khi dùng để đối đầu với các đội bóng được đánh giá là mạnh hơn.
HLV Park Hang-seo may mắn hơn ông Troussier khi có trong tay mình nguyên một "thế hệ vàng" của bóng đá Việt Nam, song vẫn luôn "biết mình, biết người" khi chọn lối chơi bó sát đội hình, phòng ngự chặt, chuyển đổi trạng thái nhanh khi bước chân ra châu Á để đạt được thành công. Nói một cách công tâm, trình độ của cầu thủ Việt Nam ở thời điểm có được một lứa cầu thủ tốt nhất, vẫn chỉ nằm lại ở mức khu vực. Đấy cũng chính là lý do dù từng rất thành công, song nhà cầm quân người Hàn Quốc vẫn quyết định ra đi sau hai thất bại liên tiếp ở AFF Cup.
Quá bảo thủ và tự tin vào triết lý cùng kinh nghiệm của mình, cũng như trình độ của các cầu thủ trẻ Việt Nam, HLV Troussier đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi cùng lúc khiến bóng đá Việt Nam mất đi hai thế hệ cầu thủ.
"Thế hệ vàng" dưới thời HLV Park Hang-seo đang bị ông thầy người Pháp bỏ rơi, bởi không thể, và cả không hợp với việc phục vụ tư duy chiến thuật của ông. Trong khi đó lứa cầu thủ trẻ giàu tiềm năng đang phải "đi sai đường", để rồi phải nhận những thất bại nối tiếp nhau.
May mắn là trận thua Indonesia đến ngay sau cú "nổ tung trời" của HLV Troussier sau trận thua 2-4 trước Nhật Bản. May mắn hơn khi đó là trận thua "tâm phục khẩu phục", khiến giới chuyên môn và người hâm mộ nhìn rõ ràng nhất được "gót chân Achilles" của triết lý bóng đá mang tên nhà cầm quân 69 tuổi này, vốn được giấu kín sau lớp vỏ bọc mỹ miều mang tên "tôn vinh bóng đá trẻ" hay kiểm soát bóng.
Đội tuyển Việt Nam còn trận đấu cuối gặp Iraq, và đây sẽ là lời khẳng định rõ ràng nhất cho sự "lệch tông" của nhà cầm quân người Pháp này với bóng đá Việt Nam.
Theo Lam Chi (Đời Sống & Pháp Luật)