Sự thất vọng của đa số người hâm mộ bóng đá Việt Nam và không ít người muốn VFF chia tay ông Troussier khi ĐTVN thua Nhật Bản rồi Indonesia để chính thức bị loại có lẽ ai cũng biết. Thậm chí làn sóng chỉ trích còn có thể lên cao trào khi ĐTVN dưới thời ông Troussier nhiều khả năng văng ra khỏi Top 100 và bị Thái Lan qua mặt trên trên bảng xếp hạng FIFA.
Thử so sánh Việt Nam và Thái Lan
Tính từ khi hòa nhập trở lại đại gia đình quốc tế từ năm 1991 đến nay, hai đội tuyển quốc gia Việt Nam và Thái Lan đã gặp nhau 28 trận với kết quả đội Việt Nam thắng 3, hòa 8, thua 17 trận.
Khi Việt Nam xếp trên Thái Lan ở bảng xếp hạng FIFA, từ ngày 5-9-2019 đến ngày 16-1-2023, hai đội gặp nhau 6 trận gồm hai trận ở vòng loại World Cup 2022 (đều hòa 0-0) và 4 trận ở AFF Cup 2020, 2022 với kết quả hòa 2, thua 2 và ĐTVN đã bị loại trong khi đội tuyển Thái Lan đoạt chức vô địch.
Thời điểm được xem là sung sức nhất thì ĐTVN cũng chỉ hòa hai trận 0-0 với Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022 vào ngày 5-9 và 19-11 cùng năm 2019.
Có nghĩa là ngay trong giai đoạn được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo, ĐTVN cũng chưa bao giờ thắng được Thái Lan, ngoại trừ trận thắng 1-0 ở giải giao hữu King's Cup ngày 25-6-2019.
Điều này cho thấy thời điểm ban đầu của giai đoạn được coi là thành công nhất trong lịch sử BĐVN - của thế hệ Thường Châu (Trung Quốc) được dẫn dắt với HLV Park Hang-seo với vị trí á quân Giải U23 châu Á đầu năm 2018 - mới có thể thắng được Thái Lan. Nhưng đừng quên đó là trận thắng ở giải giao hữu.
Ngược lại vào thời điểm được xem là sung sức nhất thì ĐTVN cũng chỉ hòa hai trận 0-0 với Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022 vào ngày 5-9 và 19-11 cùng năm 2019.
Trong khi đó từ 23-12-2021 đến 16-1-2023, ĐTVN đã thua Thái Lan. Thực tế này phản ánh thành tích của thế hệ vàng đi xuống và đó cũng là biểu đồ đi xuống của ông Park Hang-seo làm việc với BĐVN giai đoạn cuối của chu kỳ từ tháng 10-2017 đến cuối tháng 1-2023.
Tiết lộ bí mật của FAM
Đầu năm 2024, Chủ tịch LĐBĐ Malaysia (FAM), ông Hamidin Mohd Amin đã tiết lộ bí mật: năm 2022, khi còn là HLV ĐTVN, ông Park Hang-seo từng muốn dẫn đắt đội tuyển Malaysia nhưng bất thành.
ĐTVN không vượt qua vòng bảng Asian Cup 2023, bao nhiêu sự tức giận của người hâm mộ đều trút lên HLV Philippe Troussier, những phản ứng này liệu có công bằng?
Quay lại quá khứ, ĐTVN đã đoạt vé vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 vào tháng 9-2021, sau đó bị Thái Lan loại ở AFF Cup 2020 khi thua 0-2 ngày 23-12 và hòa 0-0 ngày 26-12-2021 (giải tổ chức vào cuối năm 2021 vì đại dịch COVID-19). Căn cứ vào phát biểu trên truyền hình của Chủ tịch FAM Amin thì rõ rằng ông Park Hang-seo đã muốn có trải nghiệm mới sau khi ĐTVN thua Thái Lan ở AFF Cup 2020.
Khi dự tính của ông Park bất thành thì như chúng ta đã biết, một lần nữa ĐTVN dưới thời HLV Park thua tiếp Thái Lan qua hai trận chung kết AFF Cup 2022, và hợp đồng ông Park với VFF kết thúc sau đó nửa tháng.
Cho đến nay phía HLV Hàn Quốc chưa phản ứng nào về phát biểu của ông Amin. Sau đó, ông và cộng sự đã chia tay với VFF
Giấc mơ World Cup khó thành
Nhắc lại rõ ràng và ghi rõ thời gian từng cột mốc để thấy và cảm nhận rõ hơn khi ký hợp đồng với VFF vào cuối tháng 2-2023, ông Troussier đã tiếp nhận một ĐTVN đi xuống từ thành tích chung của đội tuyển cho đến phong độ đi xuống gần như là đồng loạt của các tuyển thủ "vàng "của BĐVN. Âu lo hơn khi thế hệ được xem là vàng ròng này đã giảm sút đáng kể khát vọng chinh phục những đỉnh cao mới.
Cũng đừng quên, V-League còn thua kém Thai-League. Không có gì ngạc nhiên khi chưa có cầu thủ nào của Việt Nam thi đấu thành công ở nước ngoài, trái ngược với Thái Lan có cầu thủ thi đấu ở châu Âu và thành công ở J-Legue. Việt Nam chỉ có mỗi Công Phượng đang chơi bóng ở Nhật nhưng Phượng toàn dự bị khi cả mùa bóng chỉ được ra sân thi đấu vỏn vẹn… 2 phút và CLB của anh rớt xuống hạng, J-League 2.
Nếu cứ duy trì nền móng BĐVN như hiện nay mà mơ giấc mơ World Cup là không thực tế
Hiếm hoi cầu thủ Việt Nam thi đấu thành công ở Thai-League. Ngay như thủ môn Đặng Văn Lâm chỉ chiếm được vị trí chính thức và thi đấu ở Thai-League trong mùa đầu tiên, sau đó chỉ dự bị nên phải đến J-League. Không có gì ngạc nhiên khi Lâm thất bại ở J-League rồi quay về V-League khoác áo Bình Định để nhanh chóng trở thành ngôi sao ở V-League.
Với thực trạng như đã phân tích ở trên, rõ ràng BDVN cần phải thay đổi một cách quyết liệt căn cơ từ giải quốc nội, từ chất lượng cầu thủ và nhiều yếu tố liên quan khác. Không thể chỉ với một nền tảng vừa yếu vừa bất cập như vậy lại nghĩ rằng chỉ thuê 1 HLV ngoại giỏi là đủ.
Nếu cứ duy trì nền móng BĐVN như vậy mà mơ giấc mơ World Cup là không thực tế. Thậm chí muốn là số 1 Đông Nam Á cũng khó thực hiện.
Do đó ĐTVN có bị loại ở Asian Cup 2023 hay thất bại trong thời gian tới cũng là điều bình thường vì BĐVN tiến 1, không đồng nghĩa những nền bóng đá khác đứng yên tại chỗ mà nhiều nơi còn tiến bộ gấp mấy lần BĐVN.
Mà trong xu hướng chung, tiến chậm hơn các đội khác cũng có nghĩa là tụt hậu!
Thử so sánh Việt Nam và Thái Lan
Tính từ khi hòa nhập trở lại đại gia đình quốc tế từ năm 1991 đến nay, hai đội tuyển quốc gia Việt Nam và Thái Lan đã gặp nhau 28 trận với kết quả đội Việt Nam thắng 3, hòa 8, thua 17 trận.
Khi Việt Nam xếp trên Thái Lan ở bảng xếp hạng FIFA, từ ngày 5-9-2019 đến ngày 16-1-2023, hai đội gặp nhau 6 trận gồm hai trận ở vòng loại World Cup 2022 (đều hòa 0-0) và 4 trận ở AFF Cup 2020, 2022 với kết quả hòa 2, thua 2 và ĐTVN đã bị loại trong khi đội tuyển Thái Lan đoạt chức vô địch.
Thời điểm được xem là sung sức nhất thì ĐTVN cũng chỉ hòa hai trận 0-0 với Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022 vào ngày 5-9 và 19-11 cùng năm 2019.
Có nghĩa là ngay trong giai đoạn được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo, ĐTVN cũng chưa bao giờ thắng được Thái Lan, ngoại trừ trận thắng 1-0 ở giải giao hữu King's Cup ngày 25-6-2019.
Điều này cho thấy thời điểm ban đầu của giai đoạn được coi là thành công nhất trong lịch sử BĐVN - của thế hệ Thường Châu (Trung Quốc) được dẫn dắt với HLV Park Hang-seo với vị trí á quân Giải U23 châu Á đầu năm 2018 - mới có thể thắng được Thái Lan. Nhưng đừng quên đó là trận thắng ở giải giao hữu.
Ngược lại vào thời điểm được xem là sung sức nhất thì ĐTVN cũng chỉ hòa hai trận 0-0 với Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022 vào ngày 5-9 và 19-11 cùng năm 2019.
Trong khi đó từ 23-12-2021 đến 16-1-2023, ĐTVN đã thua Thái Lan. Thực tế này phản ánh thành tích của thế hệ vàng đi xuống và đó cũng là biểu đồ đi xuống của ông Park Hang-seo làm việc với BĐVN giai đoạn cuối của chu kỳ từ tháng 10-2017 đến cuối tháng 1-2023.
Tiết lộ bí mật của FAM
Đầu năm 2024, Chủ tịch LĐBĐ Malaysia (FAM), ông Hamidin Mohd Amin đã tiết lộ bí mật: năm 2022, khi còn là HLV ĐTVN, ông Park Hang-seo từng muốn dẫn đắt đội tuyển Malaysia nhưng bất thành.
ĐTVN không vượt qua vòng bảng Asian Cup 2023, bao nhiêu sự tức giận của người hâm mộ đều trút lên HLV Philippe Troussier, những phản ứng này liệu có công bằng?
Quay lại quá khứ, ĐTVN đã đoạt vé vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 vào tháng 9-2021, sau đó bị Thái Lan loại ở AFF Cup 2020 khi thua 0-2 ngày 23-12 và hòa 0-0 ngày 26-12-2021 (giải tổ chức vào cuối năm 2021 vì đại dịch COVID-19). Căn cứ vào phát biểu trên truyền hình của Chủ tịch FAM Amin thì rõ rằng ông Park Hang-seo đã muốn có trải nghiệm mới sau khi ĐTVN thua Thái Lan ở AFF Cup 2020.
Khi dự tính của ông Park bất thành thì như chúng ta đã biết, một lần nữa ĐTVN dưới thời HLV Park thua tiếp Thái Lan qua hai trận chung kết AFF Cup 2022, và hợp đồng ông Park với VFF kết thúc sau đó nửa tháng.
Cho đến nay phía HLV Hàn Quốc chưa phản ứng nào về phát biểu của ông Amin. Sau đó, ông và cộng sự đã chia tay với VFF
Giấc mơ World Cup khó thành
Nhắc lại rõ ràng và ghi rõ thời gian từng cột mốc để thấy và cảm nhận rõ hơn khi ký hợp đồng với VFF vào cuối tháng 2-2023, ông Troussier đã tiếp nhận một ĐTVN đi xuống từ thành tích chung của đội tuyển cho đến phong độ đi xuống gần như là đồng loạt của các tuyển thủ "vàng "của BĐVN. Âu lo hơn khi thế hệ được xem là vàng ròng này đã giảm sút đáng kể khát vọng chinh phục những đỉnh cao mới.
Cũng đừng quên, V-League còn thua kém Thai-League. Không có gì ngạc nhiên khi chưa có cầu thủ nào của Việt Nam thi đấu thành công ở nước ngoài, trái ngược với Thái Lan có cầu thủ thi đấu ở châu Âu và thành công ở J-Legue. Việt Nam chỉ có mỗi Công Phượng đang chơi bóng ở Nhật nhưng Phượng toàn dự bị khi cả mùa bóng chỉ được ra sân thi đấu vỏn vẹn… 2 phút và CLB của anh rớt xuống hạng, J-League 2.
Nếu cứ duy trì nền móng BĐVN như hiện nay mà mơ giấc mơ World Cup là không thực tế
Hiếm hoi cầu thủ Việt Nam thi đấu thành công ở Thai-League. Ngay như thủ môn Đặng Văn Lâm chỉ chiếm được vị trí chính thức và thi đấu ở Thai-League trong mùa đầu tiên, sau đó chỉ dự bị nên phải đến J-League. Không có gì ngạc nhiên khi Lâm thất bại ở J-League rồi quay về V-League khoác áo Bình Định để nhanh chóng trở thành ngôi sao ở V-League.
Với thực trạng như đã phân tích ở trên, rõ ràng BDVN cần phải thay đổi một cách quyết liệt căn cơ từ giải quốc nội, từ chất lượng cầu thủ và nhiều yếu tố liên quan khác. Không thể chỉ với một nền tảng vừa yếu vừa bất cập như vậy lại nghĩ rằng chỉ thuê 1 HLV ngoại giỏi là đủ.
Nếu cứ duy trì nền móng BĐVN như vậy mà mơ giấc mơ World Cup là không thực tế. Thậm chí muốn là số 1 Đông Nam Á cũng khó thực hiện.
Do đó ĐTVN có bị loại ở Asian Cup 2023 hay thất bại trong thời gian tới cũng là điều bình thường vì BĐVN tiến 1, không đồng nghĩa những nền bóng đá khác đứng yên tại chỗ mà nhiều nơi còn tiến bộ gấp mấy lần BĐVN.
Mà trong xu hướng chung, tiến chậm hơn các đội khác cũng có nghĩa là tụt hậu!
Nhà cầm quân Pháp bị nghi ngờ vì chưa kết hợp tốt lứa cựu binh với dàn cầu thủ trẻ; có phần trọng dụng quá nhiều tuyển thủ trẻ ở các trận đấu lớn và không linh hoạt với chiến thuật pressing tầm cao khi nền tảng thể lực cầu thủ Việt chưa đáp ứng trong giai đoạn hiện nay.
Theo Hoàng Tú (Nld.com.vn)