Trái ngược với mùa hè bùng nổ, khi 2,36 tỷ bảng được các CLB Premier League bỏ ra để tăng cường cầu thủ, mùa đông vừa rồi chỉ chứng kiến 28 bản hợp đồng với tổng giá trị giao dịch 112 triệu bảng. Nếu không kể mùa giải 2020/21, thời điểm bóng đá đình trệ vì đại dịch, đây là kỳ chuyển nhượng mùa đông có tổng chi tiêu thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay.
Đến Tottenham với 26 triệu bảng, Dragusin là cầu thủ đắt giá nhất kỳ chuyển nhượng mùa đông. Ảnh: Getty Images
Chưa nói đến các CLB lớn, ngay cả những đội bóng thuộc vòng xoáy trụ hạng cũng không mua sắm rầm rộ. Thương vụ lớn nhất té ra lại thuộc về Tottenham, đội bỏ ra 26 triệu bảng cho cầu thủ người Romania, Radu Dragusin. So với mùa hè, mức giá này thậm chí không đủ để lọt vào tốp 30 bản hợp đồng đắt nhất. Hoặc nhìn lại mùa đông năm ngoái (tháng 1/2023), các đội bóng nước Anh tiêu tốn tới 815 triệu bảng, riêng ngày hạn chót là 275 triệu bảng.
Rõ ràng có một sự kỳ lạ ở đây. Có vẻ như suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội, cuối cùng đã lan đến bóng đá. Dù được đảm bảo bởi gói bản quyền truyền hình khổng lồ mới ký, song những đội bóng giàu có ở Premier League cũng ngần ngại phóng tay. Liverpool, Arsenal, Chelsea rồi cả MU và gã nhà giàu mới nổi Newcastle đều án binh bất động. Man City có tiêu một chút, chỉ 12,5 triệu bảng cho cầu thủ trẻ Claudio Echeverri, nhưng dành cho tương lai (cho chính River Plate mượn lại).
Theo Tim Bridge, đối tác của Tập đoàn Deloitte, “sau khi thiết lập kỷ lục chi tiêu trong ba kỳ chuyển nhượng liên tiếp, các CLB Anh chuyển sang thận trọng một phần vì lo ngại các quy tắc tài chính ngày càng thắt chặt”. Giữ chân cầu thủ trở thành ưu tiên hàng đầu thay vì mua mới. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung, khi tình hình tài chính thế giới chưa khởi sắc.
Không chỉ nước Anh, việc thắt lưng buộc bụng cũng được thấy ở các giải đấu hàng đầu châu Âu khác. Tổng giao dịch mùa đông ở Serie A (Italia) chỉ 86 triệu bảng, cao hơn chút đỉnh so với Bundesliga của Đức (70 triệu bảng) và La Liga của Tây Ban Nha (69 triệu bảng). Khá bất ngờ khi lần đầu tiên Ligue 1 của Pháp trở thành giải đấu tiêu nhiều nhất, nhưng tổng tiền cũng chỉ 163 triệu bảng.
Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng các CLB bỏ qua kỳ chuyển nhượng mùa đông nhằm tích lũy tiền bạc cho mùa hè sôi động sắp tới. Vào lúc ấy tiền sẽ lại được chi, và những thương vụ có giá trên trời lại xuất hiện, khiến tất cả quên đi nhanh chóng mùa đông ảm đạm này.
Đến Tottenham với 26 triệu bảng, Dragusin là cầu thủ đắt giá nhất kỳ chuyển nhượng mùa đông. Ảnh: Getty Images
Chưa nói đến các CLB lớn, ngay cả những đội bóng thuộc vòng xoáy trụ hạng cũng không mua sắm rầm rộ. Thương vụ lớn nhất té ra lại thuộc về Tottenham, đội bỏ ra 26 triệu bảng cho cầu thủ người Romania, Radu Dragusin. So với mùa hè, mức giá này thậm chí không đủ để lọt vào tốp 30 bản hợp đồng đắt nhất. Hoặc nhìn lại mùa đông năm ngoái (tháng 1/2023), các đội bóng nước Anh tiêu tốn tới 815 triệu bảng, riêng ngày hạn chót là 275 triệu bảng.
Rõ ràng có một sự kỳ lạ ở đây. Có vẻ như suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội, cuối cùng đã lan đến bóng đá. Dù được đảm bảo bởi gói bản quyền truyền hình khổng lồ mới ký, song những đội bóng giàu có ở Premier League cũng ngần ngại phóng tay. Liverpool, Arsenal, Chelsea rồi cả MU và gã nhà giàu mới nổi Newcastle đều án binh bất động. Man City có tiêu một chút, chỉ 12,5 triệu bảng cho cầu thủ trẻ Claudio Echeverri, nhưng dành cho tương lai (cho chính River Plate mượn lại).
Theo Tim Bridge, đối tác của Tập đoàn Deloitte, “sau khi thiết lập kỷ lục chi tiêu trong ba kỳ chuyển nhượng liên tiếp, các CLB Anh chuyển sang thận trọng một phần vì lo ngại các quy tắc tài chính ngày càng thắt chặt”. Giữ chân cầu thủ trở thành ưu tiên hàng đầu thay vì mua mới. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung, khi tình hình tài chính thế giới chưa khởi sắc.
Không chỉ nước Anh, việc thắt lưng buộc bụng cũng được thấy ở các giải đấu hàng đầu châu Âu khác. Tổng giao dịch mùa đông ở Serie A (Italia) chỉ 86 triệu bảng, cao hơn chút đỉnh so với Bundesliga của Đức (70 triệu bảng) và La Liga của Tây Ban Nha (69 triệu bảng). Khá bất ngờ khi lần đầu tiên Ligue 1 của Pháp trở thành giải đấu tiêu nhiều nhất, nhưng tổng tiền cũng chỉ 163 triệu bảng.
Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng các CLB bỏ qua kỳ chuyển nhượng mùa đông nhằm tích lũy tiền bạc cho mùa hè sôi động sắp tới. Vào lúc ấy tiền sẽ lại được chi, và những thương vụ có giá trên trời lại xuất hiện, khiến tất cả quên đi nhanh chóng mùa đông ảm đạm này.
Theo Thanh Hải (Tiền Phong)