notAbot
Well-known member
Dù đã xảy ra hơn 10 năm nhưng mỗi khi nhắc lại vụ việc, dư luận vẫn không khỏi ám ảnh trước cuộc ẩu đả, truy đuổi nhau hàng chục km của hai nhóm CĐV tại V.League 2008.
V.League 2008 thực sự là một mùa giải nhuốm màu bạo lực khi liên tiếp xảy ra những vụ CĐV chủ nhà quá khích tấn công khán giả đội khách tại các sân Hàng Đẫy (13/1), Vinh (13/4) rồi Thiên Trường (13/5). Và đến trận đấu giữa SLNA vs Hải Phòng tại vòng 18 (25/5), mọi việc đã lên đến đỉnh điểm, thậm chí bạo lực sân cỏ còn dẫn đến việc một CĐV tử vong.
Trước đó hơn 1 tháng khi SLNA đón tiếp Thể Công, xô xát đã xảy ra trên sân Vinh do CĐV đội khách gây sự, dẫn đến việc CĐV chủ nhà trả đũa, khiến một vài người bị chảy máu đầu, gãy tay.
Tuy nhiên BTC trận đấu lại không rút kinh nghiệm triệt để sau vụ việc này, dẫn đến việc không chuẩn bị chu đáo khi SLNA đón tiếp Hải Phòng, một trận đấu được dự báo sẽ rất căng thẳng (lực lượng an ninh ban đầu quá mỏng).
Thậm chí trước trận đấu vài ngày, trên một diễn đàn bóng đá có tài khoản còn tự xưng là CĐV SLNA và rêu rao rằng khán giả cả nước nhớ tập trung trước TV để coi CĐV SLNA tại Vinh oanh tạc cùng đội bóng.
Vào trận đấu, CĐV Hải Phòng khi cổ vũ đã vài lần đốt pháo sáng, đồng thời có lời lẽ không hay nhắm về phía đội chủ nhà. Cộng thêm việc Hải Phòng có được bàn gỡ hòa 1-1 ở phút 87, bầu không khí trên khán đài càng trở nên căng thẳng.
Cay cú với CĐV Hải Phòng, cộng thêm việc bị ức chế tâm lý vì đội nhà để mất chiến thắng ở những phút cuối, một số khán giả SLNA đã định tràn sang khu vực khán đài đội khách nhưng bị bảo vệ sân chặn lại.
CĐV hai đội mất kiểm soát trong khi lực lượng an ninh ban đầu khá mỏng khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn.
Không thực hiện được ý đồ, một nhóm người đi vòng ra phía ngoài sân ném đá tới tấp vào khu vực CĐV Hải Phòng đang đứng. Hành động này đã châm ngòi cho cuộc loạn đả sau đó khi hai bên liên tiếp ném gạch đá, giầy dép, chai lọ về phía nhau.
Đến lúc này, cảnh sát buộc phải yêu cầu gần 1.000 CĐV Hải Phòng di chuyển xuống giữa sân để tránh những cơn mưa gạch đá. Tuy nhiên một số CĐV Nghệ An hăng máu lao xuống tiếp tục tấn công và bị khá đông CĐV đất Cảng quây lại đánh trả. Lập tức từ trên khán đài hàng trăm CĐV chủ nhà hò nhau ào xuống trong sự bất lực của lực lượng cảnh sát.
Trận hỗn chiến diễn ra ngay giữa sân cỏ, với lực lượng ít hơn, hàng trăm CĐV đội khách bị đánh chạy dạt ra các góc. Có người còn phải giả vờ câm, chỉ dám ú ớ khi bị hỏi "có phải CĐV Hải Phòng không" thì mới thoát nạn. Thậm chí phóng viên khi định chụp hình lại vụ việc cũng bị hooligan đuổi đánh, đòi đập vỡ máy ảnh và phải rất vất vả mới có thể chạy thoát thân.
Cuộc xô xát trong sân khiến nhiều người vỡ đầu chảy máu, còn số bị xây xát nhẹ thì nhiều vô kể. Lực lượng cảnh sát cố gắng quây lại để bảo vệ CĐV Hải Phòng, đồng thời đẩy khán giả Nghệ An ra khỏi sân.
Thế nhưng hàng ngàn người vẫn bao vây bên ngoài và đập vỡ hầu hết cửa kính xe ô tô chở VĐV và CĐV của đội Hải Phòng. Mãi đến 19h00, CLB SLNA phải đưa xe ô tô của đội đến chở và 3 chiếc xe cảnh sát hộ tống, toàn bộ thành viên CLB Hải Phòng mới về đến khách sạn an toàn.
Khung cảnh hỗn loạn bên trong sân Vinh.
Về phía CĐV Hải Phòng, họ phải đến đợi đến 20h30 mới rời được SVĐ trong sự hộ tống của hàng trăm cảnh sát. Tuy nhiên số lượng CĐV quá khích xứ Nghệ bên ngoài và dọc đường từ sân bóng ra quốc lộ vẫn còn rất đông. Theo lời kể của CĐV Hải Phòng, xe của họ bị ném đá tới tấp, cùng với đó nhiều nhóm CĐV SLNA còn chạy xe máy đuổi theo với dao, kiếm, mã tấu trên tay.
Lúc đoàn xe chở CĐV Hải Phòng đi được khoảng 500m, do phóng nhanh và trên đường quá đông người, một chiếc xe của Hội CĐV Hải Phòng đã cán phải một CĐV Nghệ An ở đường Đào Tấn (ngay gần sân Vinh) làm người này ngã giữa đường, tiếp theo đó chiếc xe đi kế tiếp lại chèn qua khiến nam CĐV 24 tuổi này bị đa chấn thương và tử vong sau đó 2 giờ tại bệnh viện.
Sau vụ tai nạn, tình hình vẫn tiếp tục diễn ra căng thẳng. Bị truy đuổi quá rát, một số xe chở CĐV Hải Phòng liều lĩnh dừng hẳn lại và xuống đánh trả. Có 2 chiếc xe máy của CĐV SLNA bỏ lại đã bị đập nát. Ngoài ra đến 22h00, vẫn có hơn 10 xe của CĐV Hải Phòng phải lánh nạn tại trụ sở công an tỉnh Nghệ An.
"Theo ước lượng của chúng tôi, quãng đường mà CĐV Nghệ An đuổi theo để ném đá lên tới 50, 60km, mà đá thì quá sẵn vì một bên là đường tàu. Đến lúc đi tới Diễn Châu, tức là sắp qua địa phận Nghệ An, cả xe mừng rỡ vì nghĩ là sắp thoát nạn thì lại rầm rầm một trận mưa đá nữa. Phải khi đến Thanh Hoá thì chúng tôi mới thực sự thoát nạn", một CĐV Hải Phòng bàng hoàng kể lại.
Một CĐV bị đánh chảy máu đầu.
Một người khác bị thương nặng hơn.
Sự việc ngay lập tức gây chấn động dư luận. Trên diễn đàn của mình, CĐV Hải Phòng còn hẹn với CĐV Thể Công, Hà Nội ACB để bàn kế hoạch trả đũa CĐV Nghệ An khi SLNA làm khách tại Hà Nội vào ngày 26/7.
Diễn biến phức tạp và mức độ nghiêm trọng khiến các bên liên quan buộc phải nhanh chóng vào cuộc giải quyết. Phó Tổng thư ký VFF, Trưởng BTC V.League Dương Nghiệp Khôi ban đầu khẳng định mình sẽ không từ chức và sẽ cố gắng ở lại để làm tốt trách nhiệm của mình đến khi nào VFF và các CLB không còn tin tưởng.
Tuy nhiên, sau 3 ngày xem xét kỹ vụ việc trên sân Vinh, Bộ VH-TT&DL đã ra thông báo nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Bộ đối với VFF, đề nghị VFF kiểm điểm BTC V.League, xem xét kỷ luật nghiêm khắc đối với các tổ chức cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Trong những ý kiến chỉ đạo này đã yêu cầu VFF thôi giao nhiệm vụ Trưởng BTC giải cho ông Dương Nghiệp Khôi. Cộng với áp lực từ dư luận, ông Khôi buộc phải từ chức Trưởng BTC V.League sau 4 năm đảm nhận vị trí này.
Áp lực từ nhiều phía khiến ông Dương Nghiệp Khôi buộc phải xin từ chức.
Về phương án kỷ luật với các bên liên quan khác, sau nhiều cuộc họp, thậm chí là cãi vã, quy trách nhiệm cho nhau giữa đại diện CLB SLNA và CLB Hải Phòng, án phạt cũng được đưa ra.
BTC sân Vinh bị cảnh cáo, cấm tổ chức các giải đấu chính thức đến hết ngày 31/12/2008 (bao gồm 3 trận trên sân nhà của SLNA tại V.League, giải U13, U15 toàn quốc và VCK U21 báo Thanh Niên). Phạt BTC sân Vinh phải nộp phạt 50 triệu đồng, đồng thời chịu mọi phí tổn liên quan đến vụ ẩu đả.
Dù không có thành viên nào tham gia vào vụ loạn đả song do là sân nhà nên SLNA cũng bị trừ 3 điểm. CLB XM Hải Phòng do để CĐV tái phạm đốt pháo sáng trên sân, đội bóng này cũng bị phạt 30 triệu đồng.
Về cá nhân, hai ông Lô Trung Thành, Trưởng BTC sân Vinh, và ông Ngô Sỹ Sơn, phó BTC sân phụ trách an ninh sân Vinh, phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo. Riêng trường hợp Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi, do ông Khôi đã có đơn từ chức nên Hội đồng không xem xét kỷ luật.
Ngoài các đề xuất kỷ luật trên, Hội đồng kỷ luật còn kiến nghị thường trực VFF làm việc với công an Nghệ An để tiến hành điều tra kẻ cầm đầu gây hấn vụ bạo loạn sân Vinh, đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự và chỉ đạo các đội bóng có phương án quản lý chặt chẽ các hội CĐV để ngăn chặn tình xuống xấu xảy ra. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An sau đó cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng
Sau khi án phạt được đưa ra, phía Hải Phòng đồng ý và không có khiếu nại nào, trong khi SLNA phản đối và cho rằng vụ việc xảy ra là do lỗi của BTC sân, chứ không liên quan đến đội bóng, dẫn đến việc bị trừ 3 điểm. Cuối cùng đến ngày 30/6, Hội đồng kỷ luật quyết định chỉ trừ SLNA 1 điểm.
Theo A Kha (Pháp luật và Bạn đọc)
V.League 2008 thực sự là một mùa giải nhuốm màu bạo lực khi liên tiếp xảy ra những vụ CĐV chủ nhà quá khích tấn công khán giả đội khách tại các sân Hàng Đẫy (13/1), Vinh (13/4) rồi Thiên Trường (13/5). Và đến trận đấu giữa SLNA vs Hải Phòng tại vòng 18 (25/5), mọi việc đã lên đến đỉnh điểm, thậm chí bạo lực sân cỏ còn dẫn đến việc một CĐV tử vong.
Trước đó hơn 1 tháng khi SLNA đón tiếp Thể Công, xô xát đã xảy ra trên sân Vinh do CĐV đội khách gây sự, dẫn đến việc CĐV chủ nhà trả đũa, khiến một vài người bị chảy máu đầu, gãy tay.
Tuy nhiên BTC trận đấu lại không rút kinh nghiệm triệt để sau vụ việc này, dẫn đến việc không chuẩn bị chu đáo khi SLNA đón tiếp Hải Phòng, một trận đấu được dự báo sẽ rất căng thẳng (lực lượng an ninh ban đầu quá mỏng).
Thậm chí trước trận đấu vài ngày, trên một diễn đàn bóng đá có tài khoản còn tự xưng là CĐV SLNA và rêu rao rằng khán giả cả nước nhớ tập trung trước TV để coi CĐV SLNA tại Vinh oanh tạc cùng đội bóng.
Vào trận đấu, CĐV Hải Phòng khi cổ vũ đã vài lần đốt pháo sáng, đồng thời có lời lẽ không hay nhắm về phía đội chủ nhà. Cộng thêm việc Hải Phòng có được bàn gỡ hòa 1-1 ở phút 87, bầu không khí trên khán đài càng trở nên căng thẳng.
Cay cú với CĐV Hải Phòng, cộng thêm việc bị ức chế tâm lý vì đội nhà để mất chiến thắng ở những phút cuối, một số khán giả SLNA đã định tràn sang khu vực khán đài đội khách nhưng bị bảo vệ sân chặn lại.
CĐV hai đội mất kiểm soát trong khi lực lượng an ninh ban đầu khá mỏng khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn.
Không thực hiện được ý đồ, một nhóm người đi vòng ra phía ngoài sân ném đá tới tấp vào khu vực CĐV Hải Phòng đang đứng. Hành động này đã châm ngòi cho cuộc loạn đả sau đó khi hai bên liên tiếp ném gạch đá, giầy dép, chai lọ về phía nhau.
Đến lúc này, cảnh sát buộc phải yêu cầu gần 1.000 CĐV Hải Phòng di chuyển xuống giữa sân để tránh những cơn mưa gạch đá. Tuy nhiên một số CĐV Nghệ An hăng máu lao xuống tiếp tục tấn công và bị khá đông CĐV đất Cảng quây lại đánh trả. Lập tức từ trên khán đài hàng trăm CĐV chủ nhà hò nhau ào xuống trong sự bất lực của lực lượng cảnh sát.
Trận hỗn chiến diễn ra ngay giữa sân cỏ, với lực lượng ít hơn, hàng trăm CĐV đội khách bị đánh chạy dạt ra các góc. Có người còn phải giả vờ câm, chỉ dám ú ớ khi bị hỏi "có phải CĐV Hải Phòng không" thì mới thoát nạn. Thậm chí phóng viên khi định chụp hình lại vụ việc cũng bị hooligan đuổi đánh, đòi đập vỡ máy ảnh và phải rất vất vả mới có thể chạy thoát thân.
Cuộc xô xát trong sân khiến nhiều người vỡ đầu chảy máu, còn số bị xây xát nhẹ thì nhiều vô kể. Lực lượng cảnh sát cố gắng quây lại để bảo vệ CĐV Hải Phòng, đồng thời đẩy khán giả Nghệ An ra khỏi sân.
Thế nhưng hàng ngàn người vẫn bao vây bên ngoài và đập vỡ hầu hết cửa kính xe ô tô chở VĐV và CĐV của đội Hải Phòng. Mãi đến 19h00, CLB SLNA phải đưa xe ô tô của đội đến chở và 3 chiếc xe cảnh sát hộ tống, toàn bộ thành viên CLB Hải Phòng mới về đến khách sạn an toàn.
Khung cảnh hỗn loạn bên trong sân Vinh.
Về phía CĐV Hải Phòng, họ phải đến đợi đến 20h30 mới rời được SVĐ trong sự hộ tống của hàng trăm cảnh sát. Tuy nhiên số lượng CĐV quá khích xứ Nghệ bên ngoài và dọc đường từ sân bóng ra quốc lộ vẫn còn rất đông. Theo lời kể của CĐV Hải Phòng, xe của họ bị ném đá tới tấp, cùng với đó nhiều nhóm CĐV SLNA còn chạy xe máy đuổi theo với dao, kiếm, mã tấu trên tay.
Lúc đoàn xe chở CĐV Hải Phòng đi được khoảng 500m, do phóng nhanh và trên đường quá đông người, một chiếc xe của Hội CĐV Hải Phòng đã cán phải một CĐV Nghệ An ở đường Đào Tấn (ngay gần sân Vinh) làm người này ngã giữa đường, tiếp theo đó chiếc xe đi kế tiếp lại chèn qua khiến nam CĐV 24 tuổi này bị đa chấn thương và tử vong sau đó 2 giờ tại bệnh viện.
Sau vụ tai nạn, tình hình vẫn tiếp tục diễn ra căng thẳng. Bị truy đuổi quá rát, một số xe chở CĐV Hải Phòng liều lĩnh dừng hẳn lại và xuống đánh trả. Có 2 chiếc xe máy của CĐV SLNA bỏ lại đã bị đập nát. Ngoài ra đến 22h00, vẫn có hơn 10 xe của CĐV Hải Phòng phải lánh nạn tại trụ sở công an tỉnh Nghệ An.
"Theo ước lượng của chúng tôi, quãng đường mà CĐV Nghệ An đuổi theo để ném đá lên tới 50, 60km, mà đá thì quá sẵn vì một bên là đường tàu. Đến lúc đi tới Diễn Châu, tức là sắp qua địa phận Nghệ An, cả xe mừng rỡ vì nghĩ là sắp thoát nạn thì lại rầm rầm một trận mưa đá nữa. Phải khi đến Thanh Hoá thì chúng tôi mới thực sự thoát nạn", một CĐV Hải Phòng bàng hoàng kể lại.
Một CĐV bị đánh chảy máu đầu.
Một người khác bị thương nặng hơn.
Sự việc ngay lập tức gây chấn động dư luận. Trên diễn đàn của mình, CĐV Hải Phòng còn hẹn với CĐV Thể Công, Hà Nội ACB để bàn kế hoạch trả đũa CĐV Nghệ An khi SLNA làm khách tại Hà Nội vào ngày 26/7.
Diễn biến phức tạp và mức độ nghiêm trọng khiến các bên liên quan buộc phải nhanh chóng vào cuộc giải quyết. Phó Tổng thư ký VFF, Trưởng BTC V.League Dương Nghiệp Khôi ban đầu khẳng định mình sẽ không từ chức và sẽ cố gắng ở lại để làm tốt trách nhiệm của mình đến khi nào VFF và các CLB không còn tin tưởng.
Tuy nhiên, sau 3 ngày xem xét kỹ vụ việc trên sân Vinh, Bộ VH-TT&DL đã ra thông báo nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Bộ đối với VFF, đề nghị VFF kiểm điểm BTC V.League, xem xét kỷ luật nghiêm khắc đối với các tổ chức cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Trong những ý kiến chỉ đạo này đã yêu cầu VFF thôi giao nhiệm vụ Trưởng BTC giải cho ông Dương Nghiệp Khôi. Cộng với áp lực từ dư luận, ông Khôi buộc phải từ chức Trưởng BTC V.League sau 4 năm đảm nhận vị trí này.
Áp lực từ nhiều phía khiến ông Dương Nghiệp Khôi buộc phải xin từ chức.
Về phương án kỷ luật với các bên liên quan khác, sau nhiều cuộc họp, thậm chí là cãi vã, quy trách nhiệm cho nhau giữa đại diện CLB SLNA và CLB Hải Phòng, án phạt cũng được đưa ra.
BTC sân Vinh bị cảnh cáo, cấm tổ chức các giải đấu chính thức đến hết ngày 31/12/2008 (bao gồm 3 trận trên sân nhà của SLNA tại V.League, giải U13, U15 toàn quốc và VCK U21 báo Thanh Niên). Phạt BTC sân Vinh phải nộp phạt 50 triệu đồng, đồng thời chịu mọi phí tổn liên quan đến vụ ẩu đả.
Dù không có thành viên nào tham gia vào vụ loạn đả song do là sân nhà nên SLNA cũng bị trừ 3 điểm. CLB XM Hải Phòng do để CĐV tái phạm đốt pháo sáng trên sân, đội bóng này cũng bị phạt 30 triệu đồng.
Về cá nhân, hai ông Lô Trung Thành, Trưởng BTC sân Vinh, và ông Ngô Sỹ Sơn, phó BTC sân phụ trách an ninh sân Vinh, phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo. Riêng trường hợp Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi, do ông Khôi đã có đơn từ chức nên Hội đồng không xem xét kỷ luật.
Ngoài các đề xuất kỷ luật trên, Hội đồng kỷ luật còn kiến nghị thường trực VFF làm việc với công an Nghệ An để tiến hành điều tra kẻ cầm đầu gây hấn vụ bạo loạn sân Vinh, đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự và chỉ đạo các đội bóng có phương án quản lý chặt chẽ các hội CĐV để ngăn chặn tình xuống xấu xảy ra. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An sau đó cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng
Sau khi án phạt được đưa ra, phía Hải Phòng đồng ý và không có khiếu nại nào, trong khi SLNA phản đối và cho rằng vụ việc xảy ra là do lỗi của BTC sân, chứ không liên quan đến đội bóng, dẫn đến việc bị trừ 3 điểm. Cuối cùng đến ngày 30/6, Hội đồng kỷ luật quyết định chỉ trừ SLNA 1 điểm.
Theo A Kha (Pháp luật và Bạn đọc)