Nhìn cái cách mà HLV Troussier rời "ghế nóng" của bóng đá Việt Nam, không ít người hâm mộ từng trải sẽ nhớ về cái ngày Hữu Thắng phải ra đi trong tủi hổ, ghi danh "tội đồ" vào lịch sử bóng đá Việt Nam. Ngày ấy bóng đá Việt Nam rơi vào li loạn khi "chạm đáy", dù cho có trong tay một lứa cầu thủ tiềm năng từng vào đến VCK World Cup U20. Sau ngày cả Hữu Thắng và bầu Đức đều từ chức, nỗi sợ hãi không chỉ đến từ người hâm mộ, mà còn bao trùm lên tâm lý các cầu thủ trẻ.
Ngày ấy, khi HLV Mai Đức Chung đứng ra nhận làm HLV tạm quyền cho đội tuyển Việt Nam, cố HLV Lê Thụy Hải đã phải cảm thán: "Ông Chung dại, đang yên đang lành lại đứng ra nhận cái chức hữu danh vô thực. Được thì chả ai khen, mà thua thì người ta chửi, cũng chỉ làm cái bung xung cho liên đoàn thôi". Giữa "cơn li loạn" ấy, nếu không phải ông Mai Đức Chung, chắc chả ai dám ngồi vào chiếc ghế ấy thật.
Nhưng ông nhận, với lời khẳng định "như dao chém đá": "Tôi là một người Đảng viên, trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, chẳng ai nhận thì tôi nhận thôi. Thắng tôi nhận, thua tôi chịu trách nhiệm, đánh đổi bằng danh tiếng tôi cũng chấp nhận. Cả đời tôi sống thế rồi, sá gì chỉ một trận đấu này".
Rốt cuộc, ông không chỉ nhận mà còn làm đến nơi đến chốn, vực dậy tinh thần cho các cầu thủ trẻ là tương lai của bóng đá nước nhà, làm tiền đề cho "thế hệ vàng" trao vào tay HLV Park Hang-seo, không chỉ bằng hai trận thắng liên tiếp, mà còn giúp những cầu thủ trẻ của mình xóa đi mặc cảm tội lỗi, cũng như đem "cựu binh" Anh Đức trở lại, mở đường cho cho ông Park có được một "khẩu đại pháo" ghi bàn quyết định đem về chức vô địch AFF Cup cho bóng đá Việt Nam sau đúng 10 năm chờ đợi.
Song con đường ấy không hề bằng phẳng. Với quyết định gọi lại "tội đồ" Phí Minh Long lên đội tuyển, ông Mai Đức Chung nhận phải "đòn phủ đầu" đau đớn ngay trong ngày ra mắt trên cương vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Giữa "bàn dân thiên hạ", hai quan chức VFF là trưởng ban chiến lược VFF - Phạm Ngọc Viễn và ủy viên Ban chấp hành VFF - Lê Văn Thành, công khai chỉ trích ông Chung vì lý do triệu tập Phí Minh Long và Mạc Hồng Quân lên đội tuyển. Dưới thời HLV Hữu Thắng, tuyệt nhiên không thấy quan chức VFF nào lên tiếng về thành phần triệu tập đội tuyển của HLV này.
Trong khi ông Lê Thụy Hải ngày ấy đau xót thay cho người bạn vong niên, đốp luôn: "Ông Viễn, ông Thành biết chuyên môn không mà hỏi ông Chung? Không có lãnh đạo nào mà lại như thế cả. Anh là lãnh đạo, mà những người bị lãnh đạo mắng thì họ biết làm sao?", thì ông Chung chỉ ôn tồn dù bị chất vấn như thể ông phạm tội:
"Tôi cho cháu lên đây chỉ để dự bị, tôi sẽ đào tạo tiếp cho cháu. Tôi nói vậy mong các anh hiểu và thông cảm. Tôi là nhà chuyên môn chứ không phải người thân, chú bác của Phí Minh Long. Tôi lấy ví dụ, nếu Công Phượng đá hỏng phạt đền cũng không gọi lên thì chúng ta mất một tài năng à? Chúng ta làm chuyên môn mà loại cầu thủ chỉ vì một sai lầm thì đấy là lỗi lớn của chúng ta".
Sau sự ra đi thấm đẫm thất bại của HLV Troussier, vẫn còn đó những học trò trẻ của ông mang danh "tội đồ", là Minh Trọng - cầu thủ trẻ không chỉ một lần phạm lỗi "chết người", còn có cả Khuất Văn Khang - chủ nhân của chiếc thẻ đỏ ở Asian Cup 2013, là Thanh Bình - chủ nhân của quả phạt đền khiến đội tuyển Việt Nam thua tức tưởi trước Indonesia, mở ra chuỗi 3 trận thất bại trước đối thủ Đông Nam Á này.
Chắc chắn một HLV ngoại sẽ được VFF chọn để ngồi vào chiếc ghế mà HLV Troussier để lại. Nhưng cho dù là ai đi nữa, thì cũng đều sẽ khó giải quyết rốt ráo những "nội tình" của đội tuyển Việt Nam, như cái cách mà HLV Mai Đức Chung ngày ấy từng làm, để trao lại cho HLV Park Hang-seo một đoàn quân đã tìm lại được sự cân bằng tâm lý, một đoàn quân với những chiến binh tốt nhất.
Hơn bao giờ hết, bóng đá Việt Nam cần một người "nhảy vào lửa" như ông Chung ngày nào. Nhưng cũng như ngày ấy, có lẽ chẳng ai lại dại dột "đi làm cái bung xung cho liên đoàn" cả. Tại sao không lại là HLV Mai Đức Chung?
Hỏi, âu cũng đã là tự trả lời. Dù cho "sá gì một trận đấu này", thì ông Chung cũng đủ tự trọng để không "tắm hai lần trên cùng một dòng sông", sau "cú đòn đau" từ chính quan chức VFF. Tiếc cho bóng đá Việt Nam.
Ngày ấy, khi HLV Mai Đức Chung đứng ra nhận làm HLV tạm quyền cho đội tuyển Việt Nam, cố HLV Lê Thụy Hải đã phải cảm thán: "Ông Chung dại, đang yên đang lành lại đứng ra nhận cái chức hữu danh vô thực. Được thì chả ai khen, mà thua thì người ta chửi, cũng chỉ làm cái bung xung cho liên đoàn thôi". Giữa "cơn li loạn" ấy, nếu không phải ông Mai Đức Chung, chắc chả ai dám ngồi vào chiếc ghế ấy thật.
Nhưng ông nhận, với lời khẳng định "như dao chém đá": "Tôi là một người Đảng viên, trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, chẳng ai nhận thì tôi nhận thôi. Thắng tôi nhận, thua tôi chịu trách nhiệm, đánh đổi bằng danh tiếng tôi cũng chấp nhận. Cả đời tôi sống thế rồi, sá gì chỉ một trận đấu này".
Rốt cuộc, ông không chỉ nhận mà còn làm đến nơi đến chốn, vực dậy tinh thần cho các cầu thủ trẻ là tương lai của bóng đá nước nhà, làm tiền đề cho "thế hệ vàng" trao vào tay HLV Park Hang-seo, không chỉ bằng hai trận thắng liên tiếp, mà còn giúp những cầu thủ trẻ của mình xóa đi mặc cảm tội lỗi, cũng như đem "cựu binh" Anh Đức trở lại, mở đường cho cho ông Park có được một "khẩu đại pháo" ghi bàn quyết định đem về chức vô địch AFF Cup cho bóng đá Việt Nam sau đúng 10 năm chờ đợi.
Song con đường ấy không hề bằng phẳng. Với quyết định gọi lại "tội đồ" Phí Minh Long lên đội tuyển, ông Mai Đức Chung nhận phải "đòn phủ đầu" đau đớn ngay trong ngày ra mắt trên cương vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Giữa "bàn dân thiên hạ", hai quan chức VFF là trưởng ban chiến lược VFF - Phạm Ngọc Viễn và ủy viên Ban chấp hành VFF - Lê Văn Thành, công khai chỉ trích ông Chung vì lý do triệu tập Phí Minh Long và Mạc Hồng Quân lên đội tuyển. Dưới thời HLV Hữu Thắng, tuyệt nhiên không thấy quan chức VFF nào lên tiếng về thành phần triệu tập đội tuyển của HLV này.
Trong khi ông Lê Thụy Hải ngày ấy đau xót thay cho người bạn vong niên, đốp luôn: "Ông Viễn, ông Thành biết chuyên môn không mà hỏi ông Chung? Không có lãnh đạo nào mà lại như thế cả. Anh là lãnh đạo, mà những người bị lãnh đạo mắng thì họ biết làm sao?", thì ông Chung chỉ ôn tồn dù bị chất vấn như thể ông phạm tội:
"Tôi cho cháu lên đây chỉ để dự bị, tôi sẽ đào tạo tiếp cho cháu. Tôi nói vậy mong các anh hiểu và thông cảm. Tôi là nhà chuyên môn chứ không phải người thân, chú bác của Phí Minh Long. Tôi lấy ví dụ, nếu Công Phượng đá hỏng phạt đền cũng không gọi lên thì chúng ta mất một tài năng à? Chúng ta làm chuyên môn mà loại cầu thủ chỉ vì một sai lầm thì đấy là lỗi lớn của chúng ta".
Sau sự ra đi thấm đẫm thất bại của HLV Troussier, vẫn còn đó những học trò trẻ của ông mang danh "tội đồ", là Minh Trọng - cầu thủ trẻ không chỉ một lần phạm lỗi "chết người", còn có cả Khuất Văn Khang - chủ nhân của chiếc thẻ đỏ ở Asian Cup 2013, là Thanh Bình - chủ nhân của quả phạt đền khiến đội tuyển Việt Nam thua tức tưởi trước Indonesia, mở ra chuỗi 3 trận thất bại trước đối thủ Đông Nam Á này.
Chắc chắn một HLV ngoại sẽ được VFF chọn để ngồi vào chiếc ghế mà HLV Troussier để lại. Nhưng cho dù là ai đi nữa, thì cũng đều sẽ khó giải quyết rốt ráo những "nội tình" của đội tuyển Việt Nam, như cái cách mà HLV Mai Đức Chung ngày ấy từng làm, để trao lại cho HLV Park Hang-seo một đoàn quân đã tìm lại được sự cân bằng tâm lý, một đoàn quân với những chiến binh tốt nhất.
Hơn bao giờ hết, bóng đá Việt Nam cần một người "nhảy vào lửa" như ông Chung ngày nào. Nhưng cũng như ngày ấy, có lẽ chẳng ai lại dại dột "đi làm cái bung xung cho liên đoàn" cả. Tại sao không lại là HLV Mai Đức Chung?
Hỏi, âu cũng đã là tự trả lời. Dù cho "sá gì một trận đấu này", thì ông Chung cũng đủ tự trọng để không "tắm hai lần trên cùng một dòng sông", sau "cú đòn đau" từ chính quan chức VFF. Tiếc cho bóng đá Việt Nam.
Theo Kim Thiền (Nguoiduatin.vn)