Năm 2023, khi được VFF giao nhiệm vụ dẫn dắt đội U23 Việt Nam dự giải U23 Đông Nam Á và đội Olympic dự Asiad 19, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết, ông xây dựng lối chơi cho đội bóng giống với ĐTQG Việt Nam do HLV Troussier dẫn dắt.
"Chúng tôi có sự tương đồng. Tôi có nhiệm vụ tạo nên lứa cầu thủ phù hợp với đội tuyển quốc gia. Lối chơi của HLV Troussier là kiểm soát bóng, tấn công, còn nhiệm vụ của tôi là tạo nên lứa cầu thủ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật theo định hướng của HLV trưởng ĐTQG", HLV Hoàng Anh Tuấn nói.
Thời điểm đó, có lẽ ông Tuấn không nghĩ rằng HLV Troussier lại sớm chia tay tuyển Việt Nam chỉ sau hơn 1 năm dẫn dắt. HLV người Pháp dừng cuộc chơi khiến cuộc cách mạng về nhân sự và lối chơi của đội U23 cũng như ĐTQG dang dở.
HLV Hoàng Anh Tuấn ghi dấu ấn trong mỗi lần dẫn dắt các đội tuyển trẻ. Ảnh: VFF
Rõ nhất là với lứa U23, khi ông Troussier còn dẫn dắt đã gần như thay đổi tư duy chơi bóng cùng thói quen của các cầu thủ. Những Văn Khang, Tuấn Tài, Minh Trọng... phải mất tới 1 năm mới có thể hiểu một cách tương đối về triết lý của ông thầy người Pháp.
Nhưng giờ thì U23 Việt Nam không tiếp tục vận hành lối chơi của HLV Troussier, mà theo người kế nhiệm là ông Hoàng Anh Tuấn. Sự không phù hợp trong triết lý của ông Troussier là điều mà ai cũng đã thấy, còn với ông Tuấn thì sao?
Khi được hỏi về sự thay đổi này, HLV Hoàng Anh Tuấn khôn khéo trả lời: "Các đội tuyển tôi dẫn dắt như U17, U20, U23, Olympic Việt Nam… thì các bạn đã biết. Đó là định hướng có sẵn. Kết quả tốt đẹp và lối chơi đó tiếp tục được tôi phát huy. ĐTQG là số 1, nên các cầu thủ khi lên ĐTQG cần phải đáp ứng được yêu cầu của HLV trưởng".
Cách trả lời của ông Tuấn có hai vế. Vế thứ nhất: chiến lược gia người Khánh Hòa khẳng định mình vẫn thay đổi lối chơi khi đã áp dụng rất thành công ở các đội tuyển trẻ, với dấu ấn lớn nhất là cùng U19 Việt Nam dự VCK U20 thế giới 2017.
Vế thứ 2, vị thuyền trưởng U23 Việt Nam cho thấy, dù các đội bóng của ông chơi thế nào thì khi những cá nhân xuất sắc được lên ĐTQG đều đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất từ HLV trưởng.
HLV Hoàng Anh Tuấn tự tin nâng cấp cho U23 Việt Nam lên một phiên bản mới. Ảnh: VFF
Giới chuyên môn đánh giá cao sự linh hoạt trong cách xây dựng lối chơi của HLV Hoàng Anh Tuấn. Cái cách mà U23 Việt Nam vô địch giải U23 Đông Nam Á 2023 chính là kết quả của sự biến hóa ở từng trận đấu, từng đối thủ. Đó là điều mà HLV Troussier không làm được và dẫn đến thất bại.
Nhận "ghế nóng" thay ông Troussier, HLV Hoàng Anh Tuấn không xóa đi tất cả để làm lại, mà có sự thừa nhận, vận dụng những mặt tích cực. Dù U23 Việt Nam có thay đổi lối chơi như thế nào, thì nền tảng thể lực, sự chủ động, tổ chức phòng ngự, cách gây áp lực vẫn luôn có giá trị.
Nói cách khác, HLV Hoàng Anh Tuấn phát huy những mặt được dưới triều đại Troussier, đồng thời làm mới lối chơi theo triết lý của mình, trong đó sự thực dụng, hiệu quả, kỷ luật và xây chắc hàng phòng ngự được đặt lên hàng đầu.
"Chúng tôi có sự tương đồng. Tôi có nhiệm vụ tạo nên lứa cầu thủ phù hợp với đội tuyển quốc gia. Lối chơi của HLV Troussier là kiểm soát bóng, tấn công, còn nhiệm vụ của tôi là tạo nên lứa cầu thủ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật theo định hướng của HLV trưởng ĐTQG", HLV Hoàng Anh Tuấn nói.
Thời điểm đó, có lẽ ông Tuấn không nghĩ rằng HLV Troussier lại sớm chia tay tuyển Việt Nam chỉ sau hơn 1 năm dẫn dắt. HLV người Pháp dừng cuộc chơi khiến cuộc cách mạng về nhân sự và lối chơi của đội U23 cũng như ĐTQG dang dở.
HLV Hoàng Anh Tuấn ghi dấu ấn trong mỗi lần dẫn dắt các đội tuyển trẻ. Ảnh: VFF
Rõ nhất là với lứa U23, khi ông Troussier còn dẫn dắt đã gần như thay đổi tư duy chơi bóng cùng thói quen của các cầu thủ. Những Văn Khang, Tuấn Tài, Minh Trọng... phải mất tới 1 năm mới có thể hiểu một cách tương đối về triết lý của ông thầy người Pháp.
Nhưng giờ thì U23 Việt Nam không tiếp tục vận hành lối chơi của HLV Troussier, mà theo người kế nhiệm là ông Hoàng Anh Tuấn. Sự không phù hợp trong triết lý của ông Troussier là điều mà ai cũng đã thấy, còn với ông Tuấn thì sao?
Khi được hỏi về sự thay đổi này, HLV Hoàng Anh Tuấn khôn khéo trả lời: "Các đội tuyển tôi dẫn dắt như U17, U20, U23, Olympic Việt Nam… thì các bạn đã biết. Đó là định hướng có sẵn. Kết quả tốt đẹp và lối chơi đó tiếp tục được tôi phát huy. ĐTQG là số 1, nên các cầu thủ khi lên ĐTQG cần phải đáp ứng được yêu cầu của HLV trưởng".
Cách trả lời của ông Tuấn có hai vế. Vế thứ nhất: chiến lược gia người Khánh Hòa khẳng định mình vẫn thay đổi lối chơi khi đã áp dụng rất thành công ở các đội tuyển trẻ, với dấu ấn lớn nhất là cùng U19 Việt Nam dự VCK U20 thế giới 2017.
Vế thứ 2, vị thuyền trưởng U23 Việt Nam cho thấy, dù các đội bóng của ông chơi thế nào thì khi những cá nhân xuất sắc được lên ĐTQG đều đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất từ HLV trưởng.
HLV Hoàng Anh Tuấn tự tin nâng cấp cho U23 Việt Nam lên một phiên bản mới. Ảnh: VFF
Giới chuyên môn đánh giá cao sự linh hoạt trong cách xây dựng lối chơi của HLV Hoàng Anh Tuấn. Cái cách mà U23 Việt Nam vô địch giải U23 Đông Nam Á 2023 chính là kết quả của sự biến hóa ở từng trận đấu, từng đối thủ. Đó là điều mà HLV Troussier không làm được và dẫn đến thất bại.
Nhận "ghế nóng" thay ông Troussier, HLV Hoàng Anh Tuấn không xóa đi tất cả để làm lại, mà có sự thừa nhận, vận dụng những mặt tích cực. Dù U23 Việt Nam có thay đổi lối chơi như thế nào, thì nền tảng thể lực, sự chủ động, tổ chức phòng ngự, cách gây áp lực vẫn luôn có giá trị.
Nói cách khác, HLV Hoàng Anh Tuấn phát huy những mặt được dưới triều đại Troussier, đồng thời làm mới lối chơi theo triết lý của mình, trong đó sự thực dụng, hiệu quả, kỷ luật và xây chắc hàng phòng ngự được đặt lên hàng đầu.
Theo Đại Nam (VietNamNet)