notAbot
Well-known member
Sau 15 năm, nhiều người vẫn kể rành rọt những cầu thủ Việt Nam nhúng chàm ở SEA Games 2005 nhưng ít ai biết, họ đã có biểu hiện từ đợt SEA Games trước.
Tổng cộng 7 cầu thủ đã bị Tòa án xét xử đầu năm 2007, với các án tù từ 2 đến 6 năm tù, trong đó nổi bật là Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu. Phần đông trong số họ không thể trở lại đỉnh cao, ngoại trừ trường hợp duy nhất của Huỳnh Quốc Anh (đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2012).
Tuy nhiên, mọi chuyện đã manh nha từ trước đó, tại kỳ SEA Games 2003 tổ chức ở Việt Nam.
Bắt đầu từ giải giao hữu JVC Cup hồi tháng 11/2003, U23 Việt Nam đá tốt vòng bảng và sớm dẫn Perak 1-0 ở bán kết. Tuy nhiên, sau đó, các cầu thủ bất ngờ chùn chân, chơi lóng ngóng. Văn Quyến phạm sai lầm mất bóng, để đối thủ gỡ hòa 1-1. Sau đó, tới đội trưởng Vũ Như Thành mắc lỗi dẫn đến bàn gỡ hòa 2-2, để rồi U23 Việt Nam thua luân lưu 2-4.
Ngay sau trận, HLV Alfred Riedl cho họp toàn đội và giận dữ khi biết có một đường dây thao túng kết quả trận đấu. Ông gặp riêng từng người, hỏi cho ra nhẽ, nhưng tất cả những người bị nghi đều chối tội.
VFF, đại diện là Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn, gặp riêng ông Riedl để bàn bạc. Chủ trương của ông thầy người Áo là loại hết cả 5 người bị nghi. Quá bất ngờ, ông Viễn hỏi nếu làm vậy, U23 Việt Nam sẽ bị mất bao nhiêu sức mạnh. "60%", ông Riedl đáp. Cuối cùng, hai bên thống nhất là chỉ xử lý người cầm đầu. Theo tin báo từ một cầu thủ trong đội - Quốc Vượng, ban huấn luyện thống nhất xử Vũ Như Thành và ra án treo giò 5 năm.
Như Thành khi ấy là đội trưởng, cũng là trung vệ số một, được đánh giá cao hơn cả Huy Hoàng. Mất cầu thủ này, và Hải Lâm sau đó (cũng vì nghi đá dưới sức), Việt Nam không thể chạm vào tấm HCV SEA Games khi thua Thái Lan ở chung kết. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là chính lứa cầu thủ này hai năm sau dính vào đại án rúng động hơn. Quốc Vượng, từ chỗ báo Như Thành lôi kéo cầu thủ làm độ, quay sang chủ mưu, và thuyết phục thêm Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu nhúng chàm.
Thực tế là Văn Quyến, thần đồng bóng đá Việt Nam đầu thâp niên 2000, cũng nằm trong số những người dính vào nghi án bán độ năm 2003, cùng với Huy Hoàng và thủ môn Thế Anh. Tất cả họ đều giữ vị trí chủ chốt, khiến VFF và HLV Riedl không thể xuống tay để giữ đại cục. Chính Như Thành, sau khi trở thành "tốt thí" và bị xử phạt 5 năm treo giò, cũng tức tối nói trên báo chí: "Nếu lôi chuyện đó ra đuổi tôi thì phải phân nửa đội hình đáng bị đuổi".
Nếu HLV Riedl tiếp tục cầm quân liên tục tới SEA Games 2005, rất có thể ông đã có phương án dài hơi nhằm ngăn những Văn Quyến, Quốc Vượng lầm đường. Nhưng năm 2004, VFF chậm trễ trong chuyện gia hạn khiến cố HLV người Áo sớm nhận lời với LĐBĐ Palestine. Khi trở lại vào năm 2005, chuẩn bị cho SEA Games trên đất Philippines, chiến lược gia sinh năm 1949 còn quá ít thời gian để hoạch định đường hướng.
Đại án Bacolod sau đó xảy ra, cuốn trôi một thế hệ vàng từng được Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng. Đó là niềm luyến tiếc, không chỉ của người hâm mộ mà có lẽ còn là của cả ông Riedl.
Theo Hồng Phúc (Nongnghiep.vn)
Tổng cộng 7 cầu thủ đã bị Tòa án xét xử đầu năm 2007, với các án tù từ 2 đến 6 năm tù, trong đó nổi bật là Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu. Phần đông trong số họ không thể trở lại đỉnh cao, ngoại trừ trường hợp duy nhất của Huỳnh Quốc Anh (đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2012).
Tuy nhiên, mọi chuyện đã manh nha từ trước đó, tại kỳ SEA Games 2003 tổ chức ở Việt Nam.
Bắt đầu từ giải giao hữu JVC Cup hồi tháng 11/2003, U23 Việt Nam đá tốt vòng bảng và sớm dẫn Perak 1-0 ở bán kết. Tuy nhiên, sau đó, các cầu thủ bất ngờ chùn chân, chơi lóng ngóng. Văn Quyến phạm sai lầm mất bóng, để đối thủ gỡ hòa 1-1. Sau đó, tới đội trưởng Vũ Như Thành mắc lỗi dẫn đến bàn gỡ hòa 2-2, để rồi U23 Việt Nam thua luân lưu 2-4.
Ngay sau trận, HLV Alfred Riedl cho họp toàn đội và giận dữ khi biết có một đường dây thao túng kết quả trận đấu. Ông gặp riêng từng người, hỏi cho ra nhẽ, nhưng tất cả những người bị nghi đều chối tội.
VFF, đại diện là Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn, gặp riêng ông Riedl để bàn bạc. Chủ trương của ông thầy người Áo là loại hết cả 5 người bị nghi. Quá bất ngờ, ông Viễn hỏi nếu làm vậy, U23 Việt Nam sẽ bị mất bao nhiêu sức mạnh. "60%", ông Riedl đáp. Cuối cùng, hai bên thống nhất là chỉ xử lý người cầm đầu. Theo tin báo từ một cầu thủ trong đội - Quốc Vượng, ban huấn luyện thống nhất xử Vũ Như Thành và ra án treo giò 5 năm.
Như Thành khi ấy là đội trưởng, cũng là trung vệ số một, được đánh giá cao hơn cả Huy Hoàng. Mất cầu thủ này, và Hải Lâm sau đó (cũng vì nghi đá dưới sức), Việt Nam không thể chạm vào tấm HCV SEA Games khi thua Thái Lan ở chung kết. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là chính lứa cầu thủ này hai năm sau dính vào đại án rúng động hơn. Quốc Vượng, từ chỗ báo Như Thành lôi kéo cầu thủ làm độ, quay sang chủ mưu, và thuyết phục thêm Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu nhúng chàm.
Thực tế là Văn Quyến, thần đồng bóng đá Việt Nam đầu thâp niên 2000, cũng nằm trong số những người dính vào nghi án bán độ năm 2003, cùng với Huy Hoàng và thủ môn Thế Anh. Tất cả họ đều giữ vị trí chủ chốt, khiến VFF và HLV Riedl không thể xuống tay để giữ đại cục. Chính Như Thành, sau khi trở thành "tốt thí" và bị xử phạt 5 năm treo giò, cũng tức tối nói trên báo chí: "Nếu lôi chuyện đó ra đuổi tôi thì phải phân nửa đội hình đáng bị đuổi".
Nếu HLV Riedl tiếp tục cầm quân liên tục tới SEA Games 2005, rất có thể ông đã có phương án dài hơi nhằm ngăn những Văn Quyến, Quốc Vượng lầm đường. Nhưng năm 2004, VFF chậm trễ trong chuyện gia hạn khiến cố HLV người Áo sớm nhận lời với LĐBĐ Palestine. Khi trở lại vào năm 2005, chuẩn bị cho SEA Games trên đất Philippines, chiến lược gia sinh năm 1949 còn quá ít thời gian để hoạch định đường hướng.
Đại án Bacolod sau đó xảy ra, cuốn trôi một thế hệ vàng từng được Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng. Đó là niềm luyến tiếc, không chỉ của người hâm mộ mà có lẽ còn là của cả ông Riedl.
Theo Hồng Phúc (Nongnghiep.vn)