Hành trình của đội tuyển Việt Nam khi phải tham dự những giải đấu "có VAR" đang gánh phải một thống kê vô cùng tồi tệ. Trong tổng số 16 trận đấu có sự xuất hiện của "vị trợ lý trọng tài đặc biệt" này, đội tuyển Việt Nam để thua đến 14 trận, hòa duy nhất 1 trận. Trong số 16 trận đấu ấy, họ phải nhận về đến 7 quả phạt đền, và cứ mỗi trận phải chịu phạt đền, là đội tuyển Việt Nam lại thua trận.
Quy tội cho HLV Troussier khi các tuyển thủ Việt Nam dường như đang chơi bóng "cứ như VAR không tồn tại" thực tình cũng hơi oan uổng, bởi "vấn nạn" này đã tồn tại từ giai đoạn cuối của triều đại HLV Park Hang-seo. Song nói một cách rõ ràng, thì ông thầy người Pháp hẳn nhiên đã biết được điều đó, song không thèm - hoặc không thể "vá" nổi lỗ hổng này.
Dưới thời HLV Troussier, không ít cầu thủ trẻ ít nhiều đều phạm phải những sai lầm khó tha thứ khi "giỡn mặt" với VAR.
Khuất Văn Khang chính là tác giả của của chiếc thẻ đỏ khiến đội tuyển Việt Nam phải rơi vào thế cực kỳ đáng tiếc trước đối thủ Iraq ở Asian Cup 2023 trong tình huống đội nhà đang dẫn trước. Pha nhảy xổ vào từ phía sau, thúc đầu gối vào gáy đối phương mang đậm phong cách "Võ League" của cầu thủ này đã phải nhận án phạt thích đáng, song cái cách mà Khuất Văn Khang thực hiện pha bóng này cho thấy cầu thủ trẻ Việt Nam hoàn toàn chưa ý thức được rằng sân chơi châu lục có sự nghiêm khắc hơn nhiều so với V.League.
Cũng trong trận đấu ấy, ngay sau khi Quang Hải có được bàn thắng gỡ hòa ở những phút cuối trận, đến lượt Minh Trọng "đá đổ" thành quả mà đồng đội phải đổ không ít mồ hôi và quyết tâm để có được bằng cú vào bóng từ phía sau ngay trong vòng cấm địa của đội nhà, khiến đội tuyển Việt Nam phải trận thua đau đớn khi trận đấu chỉ còn vỏn vẹn có vài phút ít ỏi.
Đến trận gặp Indonesia ở lượt đi vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, cũng lại là trung vệ này "giật mình" ngay trước cầu môn, tạo điều kiện ngon ăn cho đối thủ ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu.
Trong khi đó Đình Bắc là cầu thủ nhận được sự ưu ái nhiều nhất của HLV Troussier. Nhưng hậu quả của sự nuông chiều ấy là khiến cầu thủ mới 20 tuổi này dính phải bệnh ngôi sao - căn bệnh từng cực kỳ trầm kha ở bóng đá Việt Nam, để rồi đánh mất mình ở cả CLB lẫn đội tuyển Việt Nam.
Cũng khó có thể trách các cầu thủ trẻ Việt Nam, khi vẫn phải "sống" trong bầu không khí "sặc mùi thuốc súng" như V.League, với những pha phạm lỗi xấu xí. V.League đã tập tọe làm quen với VAR, song khi cơ hội ra sân của các cầu thủ U23 không nhiều, thậm chí là rất ít, thì việc bị VAR "tóm gọn", hay phạm phải những sai lầm có phần ấu trĩ cũng là điều không mấy khó hiểu. Trách nhiệm không chỉ thuộc về V.League, mà còn rất nhiều ở Ban huấn luyện đội tuyển.
Sau những thất bại thảm hại dưới sự dẫn dắt của HLV Troussier, thêm lần các cầu thủ U23 lại xuất phát ở sân chơi châu lục. Tình cảnh này khá giống với thời điểm HLV Park Hang-seo "chạm ngõ" bóng đá Việt Nam. Thời điểm ấy, bóng đá Việt Nam cũng "chạm đáy" với thất bại thảm hại của Hữu Thắng ở SEA Games 2017, và bừng sáng với thành công "không thể tưởng tượng nổi" ở VCK U23 châu Á tại Thường Châu. Chỉ còn điều ngày ấy, những cầu thủ U23 như Quang Hải, Xuân Trường, Bùi Tiến Dũng... không non nớt và mắc phải những sai lầm ấu trĩ như những Khuất Văn Khang hay Minh Trọng hiện tại.
Thời gian không chờ ai cả, liệu HLV Hoàng Anh Tuấn có kịp "vá lổ hổng" đã trở nên quá quen thuộc dưới thời HLV Troussier? Làm được điều đó, thì U23 Việt Nam mới "có cửa".
Quy tội cho HLV Troussier khi các tuyển thủ Việt Nam dường như đang chơi bóng "cứ như VAR không tồn tại" thực tình cũng hơi oan uổng, bởi "vấn nạn" này đã tồn tại từ giai đoạn cuối của triều đại HLV Park Hang-seo. Song nói một cách rõ ràng, thì ông thầy người Pháp hẳn nhiên đã biết được điều đó, song không thèm - hoặc không thể "vá" nổi lỗ hổng này.
Dưới thời HLV Troussier, không ít cầu thủ trẻ ít nhiều đều phạm phải những sai lầm khó tha thứ khi "giỡn mặt" với VAR.
Khuất Văn Khang chính là tác giả của của chiếc thẻ đỏ khiến đội tuyển Việt Nam phải rơi vào thế cực kỳ đáng tiếc trước đối thủ Iraq ở Asian Cup 2023 trong tình huống đội nhà đang dẫn trước. Pha nhảy xổ vào từ phía sau, thúc đầu gối vào gáy đối phương mang đậm phong cách "Võ League" của cầu thủ này đã phải nhận án phạt thích đáng, song cái cách mà Khuất Văn Khang thực hiện pha bóng này cho thấy cầu thủ trẻ Việt Nam hoàn toàn chưa ý thức được rằng sân chơi châu lục có sự nghiêm khắc hơn nhiều so với V.League.
Cũng trong trận đấu ấy, ngay sau khi Quang Hải có được bàn thắng gỡ hòa ở những phút cuối trận, đến lượt Minh Trọng "đá đổ" thành quả mà đồng đội phải đổ không ít mồ hôi và quyết tâm để có được bằng cú vào bóng từ phía sau ngay trong vòng cấm địa của đội nhà, khiến đội tuyển Việt Nam phải trận thua đau đớn khi trận đấu chỉ còn vỏn vẹn có vài phút ít ỏi.
Đến trận gặp Indonesia ở lượt đi vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, cũng lại là trung vệ này "giật mình" ngay trước cầu môn, tạo điều kiện ngon ăn cho đối thủ ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu.
Trong khi đó Đình Bắc là cầu thủ nhận được sự ưu ái nhiều nhất của HLV Troussier. Nhưng hậu quả của sự nuông chiều ấy là khiến cầu thủ mới 20 tuổi này dính phải bệnh ngôi sao - căn bệnh từng cực kỳ trầm kha ở bóng đá Việt Nam, để rồi đánh mất mình ở cả CLB lẫn đội tuyển Việt Nam.
Cũng khó có thể trách các cầu thủ trẻ Việt Nam, khi vẫn phải "sống" trong bầu không khí "sặc mùi thuốc súng" như V.League, với những pha phạm lỗi xấu xí. V.League đã tập tọe làm quen với VAR, song khi cơ hội ra sân của các cầu thủ U23 không nhiều, thậm chí là rất ít, thì việc bị VAR "tóm gọn", hay phạm phải những sai lầm có phần ấu trĩ cũng là điều không mấy khó hiểu. Trách nhiệm không chỉ thuộc về V.League, mà còn rất nhiều ở Ban huấn luyện đội tuyển.
Sau những thất bại thảm hại dưới sự dẫn dắt của HLV Troussier, thêm lần các cầu thủ U23 lại xuất phát ở sân chơi châu lục. Tình cảnh này khá giống với thời điểm HLV Park Hang-seo "chạm ngõ" bóng đá Việt Nam. Thời điểm ấy, bóng đá Việt Nam cũng "chạm đáy" với thất bại thảm hại của Hữu Thắng ở SEA Games 2017, và bừng sáng với thành công "không thể tưởng tượng nổi" ở VCK U23 châu Á tại Thường Châu. Chỉ còn điều ngày ấy, những cầu thủ U23 như Quang Hải, Xuân Trường, Bùi Tiến Dũng... không non nớt và mắc phải những sai lầm ấu trĩ như những Khuất Văn Khang hay Minh Trọng hiện tại.
Thời gian không chờ ai cả, liệu HLV Hoàng Anh Tuấn có kịp "vá lổ hổng" đã trở nên quá quen thuộc dưới thời HLV Troussier? Làm được điều đó, thì U23 Việt Nam mới "có cửa".
Theo Kim Thiền (Nguoiduatin.vn)