Ngày 2/5, trang Donga.com đã đưa tin về việc một cầu thủ Hàn Quốc bị thương khi thi đấu giải quốc nội nhưng không được đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương, thay vào đó là xe tải khiến công chúng phẫn nộ. Cụ thể, đội trưởng Gangneung FC Park Seon-ju (32 tuổi) đã gặp chấn thương sau một pha tranh chấp bằng đầu với đối thủ trong trận gặp Mokpo FC ở vòng 7 Giải K.League 3 2024 vào ngày 27/4.
Park Seon-ju bị rách trán và một phần xương lộ ra ngoài. Anh được cầm máu và sơ cứu khẩn cấp trong khoảng 6 phút trên sân trước khi được chuyển đến Bệnh viện Mokpo Christian. Tuy nhiên, Park Seon-ju được đưa đến bệnh viện không phải bằng xe cấp cứu mà bằng một chiếc xe tải. Dù CLB Gangneung đã yêu cầu sử dụng xe cấp cứu, nhưng BTC trận đấu đã đề nghị sử dụng một chiếc xe tải thông thường với lý do trận đấu sẽ phải tạm dừng nếu xe cấp cứu rời sân vận động.
Cầu thủ họ Park sau đó đã mất 1h30 phút di chuyển đến bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam. Người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc bức xúc bình luận về sự việc trên: “Tại sao phải sơ cứu như thế này?”, “Hãy bảo vệ các cầu thủ đúng cách”, "K.League 3 không phải là một giải đấu thể thao địa phương mà là một giải đấu quốc gia nên thật thất vọng khi bị đối xử như thế này"...
Vợ của cầu thủ Park Seon-ju bức xúc: “Chiếc xe tải không được trang bị đầy đủ môi trường để vận chuyển cầu thủ bị thương. Dù về muộn nhưng tôi đã đến bệnh viện trước xe. Nếu là xe cấp cứu thì có muộn đến thế không?".
Cô cũng đăng lên mạng xã hội: “Cầu thủ bất tỉnh và bị thương đến mức lộ cả xương, nhưng BTC không thể gọi xe cấp cứu vì không thể dừng trận đấu? Trận đấu quan trọng hơn việc bảo vệ các cầu thủ?".
Cầu thủ Hàn Quốc chấn thương rách trán, lộ xương nhưng chỉ được đưa đi cấp cứu trên xe tải thiếu điều kiện y tế
Theo quy chế hoạt động của K.League 3 của Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc, đội chủ nhà phải triển khai một xe cứu hộ khẩn cấp được trang bị máy khử rung tim ngoài tự động và máy thở oxy cùng một xe dự phòng (xe văn phòng) trong sân vận động. Trận đấu không được phép diễn ra khi xe cấp cứu đã rời sân vận động. Việc triển khai hai xe cứu thương trở lên là 'khuyến nghị', không phải là yêu cầu.
Một quan chức K.League 3 nói với tờ News 1: "Xe cứu thương chỉ được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi có vấn đề về não hoặc tim, nếu không, cầu thủ sẽ được đưa đến bệnh viện bằng phương tiện thông thường ở chế độ chờ. Nếu chúng tôi đánh giá rằng (xe cứu thương) là cần thiết, chúng tôi đã dừng trận đấu và sử dụng xe cứu thương".
Về việc Park Seoun-ju mất 2 tiếng mới tới được bệnh viện, người này nói: "Việc điều trị khẩn cấp không muộn. Sự chậm trễ là do quá trình tìm kiếm hai đến ba bệnh viện khác. Chúng tôi có kế hoạch ứng phó bằng cách bổ sung các quy định liên quan thông qua thảo luận. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến ngân sách của các đội đăng cai các trận đấu trên sân nhà nên KFA không thể đơn phương quyết định vấn đề này, trước tiên cần thông qua các cuộc họp".
Park Seon-ju bị rách trán và một phần xương lộ ra ngoài. Anh được cầm máu và sơ cứu khẩn cấp trong khoảng 6 phút trên sân trước khi được chuyển đến Bệnh viện Mokpo Christian. Tuy nhiên, Park Seon-ju được đưa đến bệnh viện không phải bằng xe cấp cứu mà bằng một chiếc xe tải. Dù CLB Gangneung đã yêu cầu sử dụng xe cấp cứu, nhưng BTC trận đấu đã đề nghị sử dụng một chiếc xe tải thông thường với lý do trận đấu sẽ phải tạm dừng nếu xe cấp cứu rời sân vận động.
Cầu thủ họ Park sau đó đã mất 1h30 phút di chuyển đến bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam. Người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc bức xúc bình luận về sự việc trên: “Tại sao phải sơ cứu như thế này?”, “Hãy bảo vệ các cầu thủ đúng cách”, "K.League 3 không phải là một giải đấu thể thao địa phương mà là một giải đấu quốc gia nên thật thất vọng khi bị đối xử như thế này"...
Vợ của cầu thủ Park Seon-ju bức xúc: “Chiếc xe tải không được trang bị đầy đủ môi trường để vận chuyển cầu thủ bị thương. Dù về muộn nhưng tôi đã đến bệnh viện trước xe. Nếu là xe cấp cứu thì có muộn đến thế không?".
Cô cũng đăng lên mạng xã hội: “Cầu thủ bất tỉnh và bị thương đến mức lộ cả xương, nhưng BTC không thể gọi xe cấp cứu vì không thể dừng trận đấu? Trận đấu quan trọng hơn việc bảo vệ các cầu thủ?".
Cầu thủ Hàn Quốc chấn thương rách trán, lộ xương nhưng chỉ được đưa đi cấp cứu trên xe tải thiếu điều kiện y tế
Theo quy chế hoạt động của K.League 3 của Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc, đội chủ nhà phải triển khai một xe cứu hộ khẩn cấp được trang bị máy khử rung tim ngoài tự động và máy thở oxy cùng một xe dự phòng (xe văn phòng) trong sân vận động. Trận đấu không được phép diễn ra khi xe cấp cứu đã rời sân vận động. Việc triển khai hai xe cứu thương trở lên là 'khuyến nghị', không phải là yêu cầu.
Một quan chức K.League 3 nói với tờ News 1: "Xe cứu thương chỉ được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi có vấn đề về não hoặc tim, nếu không, cầu thủ sẽ được đưa đến bệnh viện bằng phương tiện thông thường ở chế độ chờ. Nếu chúng tôi đánh giá rằng (xe cứu thương) là cần thiết, chúng tôi đã dừng trận đấu và sử dụng xe cứu thương".
Về việc Park Seoun-ju mất 2 tiếng mới tới được bệnh viện, người này nói: "Việc điều trị khẩn cấp không muộn. Sự chậm trễ là do quá trình tìm kiếm hai đến ba bệnh viện khác. Chúng tôi có kế hoạch ứng phó bằng cách bổ sung các quy định liên quan thông qua thảo luận. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến ngân sách của các đội đăng cai các trận đấu trên sân nhà nên KFA không thể đơn phương quyết định vấn đề này, trước tiên cần thông qua các cuộc họp".
Theo Thanh Hà (Phụ Nữ Mới)