Vĩnh biệt HLV huyền thoại Cesar Luis Menooti

FED

Well-known member
Bài đăng
9,200
Lượt thích
2
Fcoin
13.76FC
Nếu như cuộc đăng quang trên sân nhà của đội tuyển Anh tại World Cup 1966 đã bị người Nam Mỹ cho rằng có sự sắp đặt để bóng đá Nam Mỹ không thể chiến thắng tại châu Âu, thì tại World Cup 1978, trước sự kiện đội tuyển Argentina đoạt Cúp vàng, người châu Âu cũng có quyền nghĩ như vậy với chiều hướng ngược lại…

Mờ ám?

Khi châu Âu và Nam Mỹ mỗi bên đều 5 lần vô địch thế giới thì khát vọng của bóng đá Nam Mỹ muốn vượt lên trước châu Âu là hoàn toàn chính đáng, nhất là giải lần thứ 11 được tổ chức tại Argentina thuộc Nam Mỹ.

vnapotalvinhbiethlvhuyenthoaiduabongdaargentinatoidinhvinhquangstand-17150563373351552361809.jpg

Vĩnh biệt HLV huyền thoại Cesar Luis Menooti

Thế nhưng hiện tượng sắp xếp thời gian thi đấu của Ban tổ chức sao cho đội Argentina chủ động được trong tính toán, đồng thời với những quyết định khó hiểu của trọng tài, khiến mọi người nghi ngờ về đội chủ nhà?

Sự hoài nghi càng lớn hơn khi ai cũng biết Argentina rất cần chiến thắng trong bóng đá để xoa dịu tình hình căng thẳng khi đất nước này vừa thay đổi chính phủ do nhà độc tài – "tướng râu rậm" Videla cầm quyền.

z5416578475744e3a43a9bd2fc44656d825df1c05730cf-17150524511381578362693.jpg

Người hùng Mario Kempes vui mừng sau khi ghi bàn thắng trong trận chung kết thắng Hà Lan 3-1

Ngay trận đầu tiên gặp Hungary, sự hoài nghi đã thành hiện thực. Trọng tài người Bồ Đào Nha Garrido đã gây ức chế cho đội Hungary suốt trận đấu.

Đỉnh điểm là đuổi hai cầu thủHungariy và cũng là hai cẩu thủ trụ cột Torocsik và Nyilasi ra khỏi sân, nên Argentina thắng 2-1.

Qua trận thứ hai gặp đội Pháp, với những gì diễn ra trên sân cỏ, không có gì quá đáng khi kết luận: trọng tài người Thụy Sĩ Jean Dubach đã công khai thiên vị Argentina!

Trước tiên là cho Argentina hưởng quả phạt đền ở phút 45. Thủ quân trung vệ đội Pháp Marius Tresor tranh bóng với Luque té ngã rồi bóng mới rơi trúng tay Tresor. Trường hợp này rõ ràng không cố ý, nhưng ông Dubach vẫn chỉ tay vào chấm phạt 11m.

Passerella mởtỷir số cho Argentian. Sau đó Platini gỡ hòa 1-1, rồi hai lần xà ngang cứu thua cho Argentina, rồi tiền đạo Six bị hậu vệ Argentina đốn ngã trái phép nhưng ông Dubach làm ngơ để trận đấu tiếp diễn, nhờ thế Argentina mới thắng được 2-1.

Gần 24 giờ sau, khi xem lại nhiều lần trên truyền hình, ông Dubach trả lời báo L'Équipe rằng: "Nếu bây giờ được quyết định, tôi không cho đội Argentina được hưởng quả đá phạt 11m. Nhưng trên sân cỏ phải quyết định trong vài giây".

Còn trường hợp Six bị chèn ngã? Báo L'Équipe hỏi, ông Dubach đổ lỗi cho một nguyên nhân xưa cũ: "Lúc đó tôi đứng khá xa, nên có cảm tưởng Six cố ý ngã (?)".

Brazil mới đau hơn Pháp!

Thể thức thi đấu khi đó là 8 đội vượt qua vòng bảng sẽ chia làm hai bảng ở vòng hai. 4 đội thi đấu vòng tròn, đội đứng đầu bảng vào tranh chung kết và đội nhì bảng tranh hạng ba.

Ở trận cuối vòng hai, lúc Argentina và Brazil bằng điểm, sự có mặt ở trận chung kết của hai đội nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng sự hơn thua hiệu số bàn thắng bại.

Do đó Liên đoàn bóng đá Brazil đã yêu cầu FIFA cho tiến hành trận Brazil - Ba Lan và Argentina - Peru thi đấu cùng thời gian.

z541657701198932131a04cb699d7cb98497e35e0c20cb-1715052509047249094324.jpg

Luque đánh đầu ghi bàn thứ 4 cho Argentina trong trận thắng 6-0 bị cho là đã dàn xếp trước với Peru

Tuy nhiên ban tổ chức không đồng ý và buộc giữ nguyên lịch đấu đã ấn định là Brazil phải đá trước. Kết quả Brazil thắng 3-1. Như vậy đội Argentina phải thắng Peru 4-0 mới được vào chung kết tranh chức vô địch.

Điều này gần như không tưởng khi Peru không là đội yếu. Ở vòng 1, Peru đã đứng đầu bảng khi hòa Hà Lan 0-0, thắng Scotland 3-1 và Iran 4-1.

Vậy mà điều không mơ thấy nổi ấy đã thành hiện thực, đội Argentina còn làm được hơn thế: 6-0! Một trận thắng cho đến bây giờ và có lẽ cả mai sau sẽ vẫn mãi là dấu hỏi lớn về tiêu cực.

Nỗi bất hạnh của "cơn lốc màu da cam"

Dù thiếu vắng Johan Cruyff - linh hồn của đội , nhưng đối mặt với Argentina, đội Hà Lan vẫn còn đến 8 cầu thủ thi đấu trận chung kết World Cup 1974 với đội chủ nhà Cộng hòa Liên bang Đức.

Có nghĩa là đội Hà Lan dày dạn kinh nghiệm hơn. Chính vì vậy, dù bị dẫn trước 1-0 ở phút 37, nhưng đội Hà Lan không rối loạn, và kịp gỡ hòa 1-1 khi trận đấu còn 9 phút bằng quả đánh đầu đẹp mắt của cầu thủ dự bị Nanninga vào sân từ phút 58.

Rồi ngay phút cuối cùng, tưởng như Hà Lan đã đoạt chức vô địch nếu như cú sút sấm sét của thủ quân Rensembrink bóng không bật cột dọc.

Thần may mắn đã quay lưng với đội Hà Lan, và một lần nữa vận xui cho Hà Lan khi hai lần tranh chung kết World Cup đều phải chịu quá nhiều áp lực khi thi đấu với đội chủ nhà.

Do vậy việc Hà Lan thua chung cuộc 1-3 sau khi đấu thêm hai hiệp phụ cũng không có gì ngạc nhiên.

Riêng trong trận này, cơn lốc màu da cam đã thua vì Argentina có một siêu sao quá rực rỡ: Mario Kempes, tác giả hai bàn thắng trong trận chung kết.

Với những gì thể hiện chói sáng trên sân cỏ, Mario Kempes đã đoạt cùng lúc hai danh hiệu: Vua phá lưới (6 bàn) và cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Điều đáng nói hai danh hiệu cá nhân này mới có sức thuyết phục tuyệt đối, tuyệt đối và tuyệt vời hơn cả chức vô địch mà đội tuyển Argentina đã bằng mọi giá kể cả thủ đoạn để lên đỉnh cao vinh quang tại World Cup 1978…

z541657770533944c2af070e1cbc32ca2fa20946976f04-1715052542714870397404.jpg

Những áp-phích kêu gọi tẩy chay World Cup 1978

Trận đấu được dàn xếp bằng thỏa thuận chính trị

5 trận trước đó, Peru chỉ để lọt lưới 6 bàn, và thủ môn Peru đã phải vào lưới nhặt bóng đến 6 lần khi gặp Argentina, mà thủ môn Peru Ramon Quiroga là người gốc Argentina.

Chưa hết, cầu thù xuất sắc nhất của Peru là Jose Velasquez không được ra sân thi đấu, và chỉ cần 50 phút là Argentina đã ghi 4 bàn, số bàn thắng vừa đủ để họ vào chung kết.

Đến phút 73 thì Argentina đã ấn định chiến thắng chung cuộc 6-0.

Và nữa, sau trận thắng không tưởng này, Argentina đã chuyển cho đối thủ của họ 35 ngàn tấn ngũ cốc, đồng thời ngân hàng Argentina ngừng đóng băng khoản tài sản trị giá 50 triệu USD của Peru. Ngoài ra 13 người Peru bị Argentina giam giữ cũng được trả về nước.

34 năm sau nguyên Thượng nghị sĩ Peru, Genaro Ledesma khẳng định với Yahoo sports rằng trận thua 0-6 của Peru trước Argenitna tại World Cup 1978 là "một cuộc dàn xếp giữa hai người đứng đầu chính quyền Argentina và Peru, đó là nhà độc tài Videla và Tổng thống Francisco Ledesma".

Ông Ledesma khẳng định: "Videla cần chức vô địch World Cup để xóa bỏ hình ảnh xấu xí về Argentina trên toàn thế giới".

Những áp-phích kêu gọi tẩy chay World Cup 1978

Năm 1978 có cuộc đảo chính tại Argentina. Giới quân sự lên cầm quyền sau khi lật đổ Tổng thống Isabella Peron. Nhiều quốc gia châu Âu bày tỏ với FIFA muốn tẩy chay, nhất là sau sự kiện Tướng Omar Actis bị ám sát.

An ninh như vậy là bất ổn, và như thế không ít đội tuyển không muốn liều mình đến Argentina. May mắn là nhóm nắm chính quyền đã ra thông báo, sẽ không có bất kỳ cuộc khủng bố nào xảy ra trong suốt thời gian diễn ra World Cup, bởi bóng đá là niềm vui, là niềm tự hào dân tộc của Argentina.

Sức mạnh của bóng đá thật vô song.

Tuy nhiên đây là kỳ World Cup có rất nhiều áp-phích chống đối World Cup được tổ chức ở Argentina. "Chống chế độ độc tài ở Argentina. Tẩy chay World Cup 1978. Không có bóng đá trong những trại tập trung".

Phát-xít và những viên đạn

Điều gây ngạc nhiên nhất là các cầu thủ Argentina tuyên bố sẽ thắng trong trận chung kết. Nhưng vào thời đó là có nên đến Argentina, nơi mà một nhóm đảo chính lên cầm quyền?

Báo Pháp Libération mở chiến dịch tẩy chay bằng tựa lớn. Người ra có cảm tưởng rằng cánh tay trái của cầu thủ giơ lên chào theo kiểu phát-xít. Và trên hết, những dấu chấm nhỏ trông giống như dấu vết của những viên đạn. Dường như những mẫu giấu nhỏ được tung ngợp sân bóng khi tướng Viela trao cúp cho thủ quân Passarella của đội tuyển Argentina đã là những thông điệp của tự do và tình yêu.

Theo Hoàng Tú (Nld.com.vn)
 
Top