Ngày 8/5/2024, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông tin: “Ngày 4/5/2024, Công an Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra phòng 501, 502 tại khách sạn BM trên địa bàn. Quá trình kiểm tra phát hiện có 10 đối tượng có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy". Trong đó, có 5 cầu thủ thuộc biên chế CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh gồm: Đinh Thanh Trung (1988); Nguyễn Ngọc Thắng (2002); Dương Quang Tuấn (1996); Nguyễn Trung Học (1998), Nguyễn Văn Trường (2003).
Trong đó, Đinh Thanh Trung từng giành Quả bóng vàng Việt Nam, từng đeo băng đội trưởng ĐT Việt Nam. Còn Nguyễn Ngọc Thắng cũng là cầu thủ được chú ý trong đội hình U23 Việt Nam vừa trở về từ VCK U23 châu Á 2024. Thông tin 5 cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma túy khiến dư luận rúng động. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu, bóng đá Việt Nam xảy ra những bê bối ma túy, chất cấm.
VFF tạm đình chỉ thi đấu với 5 cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có liên quan đến bê bối sử dụng ma túy
Nhóm cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma túy
Những cầu thủ Việt Nam từng dính đến chất cấm, ma túy
Những năm 1990, Phan Thanh Tuấn nổi lên là cầu thủ tài hoa của CLB SLNA, từng được gọi lên đội tuyển nhưng lại chủ động xin rút về địa phương nhanh chóng. Sau này người ta mới biết được nguyên nhân là do Thanh Tuấn nghiện ma tuý.
Năm 2004, cầu thủ trẻ Nguyễn Văn Ý bị đuổi khỏi CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) vì tội ăn cắp và liên quan đến việc nghiện hút. Đây là trường hợp đầu tiên cầu thủ Việt Nam dính đến chất cấm.
Năm 2007, đội trưởng U19 Sông Lam Nghệ An là Lưu Văn Hiền cùng Nguyễn Hồng Việt bị bắt quả tang đang chích ma túy trong phòng riêng.
Cùng năm này, tiền vệ Nguyễn Xuân Thành (22 tuổi) của CLB Hà Nội ACB bị bắt và khởi tố vì tội tàng trữ trái phép cả chục viên thuốc lắc trong người khi đang chuẩn bị sử dụng ở vũ trường New Century tại Hà Nội.
Phan Thanh Tuấn từng là cầu thủ tài năng của SLNA nhưng đánh mất cơ hội vì nghiệp ngập (Ảnh: TTVH)
Đầu năm 2008, tiền vệ 19 tuổi Hồng Việt của Sông Lam Nghệ An bị công an thành phố Vinh bắt khi đang tàng trữ một tép heroin trong người.
Ngày 9/3/2008, 5 cầu thủ Hà Nội T&T (tiền thân của Hà Nội FC) gồm Lê Sỹ Mạnh, Lê Hoàng Anh Thi, Nguyễn Xuân Tú, Nguyễn Trọng Minh và Trần Quốc Tuấn là 5 trong số 28 vị khách bị bắt quả tang khi đang sử dụng thuốc lắc ở khách sạn Mai Vinh trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM.
Cuối năm 2008, cầu thủ 17 tuổi Nguyễn Chính Âu của đội U19 SHB Đà Nẵng bị bắt khi đang cùng một nhóm thanh niên khác chơi thuốc lắc tại khách sạn Thiện Thanh (đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng).
Về bê bối ma túy, chất cấm ở V.League, không thể thiếu những cái tên ngoại binh. Chẳng hạn như ở mùa giải 2003, Musisi, ngoại binh người Uganda khoác áo Đà Nẵng về thăm nhà rồi không bao giờ trở lại do nhiễm phải căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và nghiện ma túy nặng trong thời gian chơi cho đội bóng sông Hàn.
Trước thềm V.League 2009, CLB SLNA cho toàn đội đi kiểm tra đột xuất ở bệnh viện 115 tại Nghệ An, qua đó phát hiện và gấp rút thanh lý hợp đồng với 2 ngoại binh Kankam và Gordon vì mẫu xét nghiệm nước tiểu của 2 ngoại binh này có phản ứng dương tính với ma túy. Ngoài ra còn có một cầu thủ trẻ của đội U21 SLNA cũng bị phát hiện dương tính với ma tuý trong đợt kiểm tra đột xuất này, và bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn.
Vụ việc chấn động hơn cả xảy ra vào chiều tối ngày 26/2/2010, chân sút Molina Gaston Eduardo (người Argentina) - khi đó đang chơi cho CLB Bình Dương - được phát hiện tử vong tại khách sạn Sao Nam trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM). Tại hiện trường vụ án, lực lượng chức năng đã thu nhặt được kim tiêm, cùng chất bột màu trắng được xác định là chất ma túy. kết luận cầu thủ này chết bởi dùng ma túy quá liều dẫn tới sốc thuốc rồi tử vong.
Ngoại binh Molina chết vì sốc thuốc
Tệ nạn phổ biến: Cá độ, cờ bạc
Ngoài ma túy và chấm cấm, giới bóng đá Việt Nam còn từng xảy ra nhiều vụ bê bối liên quan đến cờ bạc, cá độ. Đầu tháng 2/2024, 5 cầu thủ của đội bóng Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị khởi tố về hành vi đánh bạc do đã đá dưới sức, đặt cược cho đội bạn thắng trên các website cá độ bóng đá trong khuôn khổ Cúp Sao Vàng.
Đầu tháng 2/2024, 5 cầu thủ CLB Bà Rịa - Vũng Tày bị khởi tố vì tội đánh bạc
Vào năm 1997, cơ quan điều tra phát hiện việc bán độ liên quan đến đội Hải Quan. Trùm cá độ Trần Phi Sơn thông qua đầu mối là cầu thủ Trương Văn Dưỡng đã móc ngoặc với 2 gương mặt khác tại CLB Hải Quan là Trần Minh Trung và Nguyễn Phúc Nguyên Chương tham gia dàn xếp tỷ số các trận đấu. Trương Văn Dưỡng bị kết án 1 năm tù. Nguyễn Phúc Nguyên Chương - người hùng của ĐT Việt Nam tại SEA Games 1997 đã bị phạt 10 tháng tù treo cùng 2 năm thử thách vì tội đánh bạc.
Năm 2007, các cầu thủ Lê Quốc Vượng, Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh và Châu Lê Phước Vĩnh cũng phải đứng trước vành móng ngựa, sau khi dàn xếp tỷ số của 1 trận đấu của U23 Việt Nam ở SEA Games 2005. Lê Quốc Vượng bị án tù 4 năm. Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù treo về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù treo vì tội tổ chức đánh bạc.
Năm 2014, ở vòng bảng AFC Cup trên đất Malaysia, 13 cầu thủ đá chính và dự bị của Vissai Ninh Bình nhận 800 triệu đồng để “làm độ” trong trận đấu gặp Kelantan. Mức án cao nhất dành cho cầu thủ chủ mưu Nguyễn Mạnh Dũng là 3 năm tù. Các cầu thủ còn lại đều được nhận án treo.
4 tháng sau đó, cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc” đối với 10 đối tượng, trong đó có 6 cầu thủ thuộc CLB bóng đá Đồng Nai.
Nói về cờ bạc, người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn chưa quên cái tên Trương Đắc Khánh. Anh là cầu thủ tài nanwgc ủa SLNA cùng thế hệ với Trọng Hoàng, Đình Đồng. Đắc Khánh từng được triệu tập vào đội trẻ quốc gia nhưng dính vào cờ bạc đỏ đen, vỡ nợ tiền tỷ đành phải cam phận trở thành một anh thợ làm nhôm kính.
Ma túy, "bay lắc", cờ bạc, cá độ, mại dâm... những câu chuyện từ hàng chục năm nay phơi bày mặt tối của giới cầu thủ.
Trong đó, Đinh Thanh Trung từng giành Quả bóng vàng Việt Nam, từng đeo băng đội trưởng ĐT Việt Nam. Còn Nguyễn Ngọc Thắng cũng là cầu thủ được chú ý trong đội hình U23 Việt Nam vừa trở về từ VCK U23 châu Á 2024. Thông tin 5 cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma túy khiến dư luận rúng động. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu, bóng đá Việt Nam xảy ra những bê bối ma túy, chất cấm.
VFF tạm đình chỉ thi đấu với 5 cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có liên quan đến bê bối sử dụng ma túy
Nhóm cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma túy
Những cầu thủ Việt Nam từng dính đến chất cấm, ma túy
Những năm 1990, Phan Thanh Tuấn nổi lên là cầu thủ tài hoa của CLB SLNA, từng được gọi lên đội tuyển nhưng lại chủ động xin rút về địa phương nhanh chóng. Sau này người ta mới biết được nguyên nhân là do Thanh Tuấn nghiện ma tuý.
Năm 2004, cầu thủ trẻ Nguyễn Văn Ý bị đuổi khỏi CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) vì tội ăn cắp và liên quan đến việc nghiện hút. Đây là trường hợp đầu tiên cầu thủ Việt Nam dính đến chất cấm.
Năm 2007, đội trưởng U19 Sông Lam Nghệ An là Lưu Văn Hiền cùng Nguyễn Hồng Việt bị bắt quả tang đang chích ma túy trong phòng riêng.
Cùng năm này, tiền vệ Nguyễn Xuân Thành (22 tuổi) của CLB Hà Nội ACB bị bắt và khởi tố vì tội tàng trữ trái phép cả chục viên thuốc lắc trong người khi đang chuẩn bị sử dụng ở vũ trường New Century tại Hà Nội.
Phan Thanh Tuấn từng là cầu thủ tài năng của SLNA nhưng đánh mất cơ hội vì nghiệp ngập (Ảnh: TTVH)
Đầu năm 2008, tiền vệ 19 tuổi Hồng Việt của Sông Lam Nghệ An bị công an thành phố Vinh bắt khi đang tàng trữ một tép heroin trong người.
Ngày 9/3/2008, 5 cầu thủ Hà Nội T&T (tiền thân của Hà Nội FC) gồm Lê Sỹ Mạnh, Lê Hoàng Anh Thi, Nguyễn Xuân Tú, Nguyễn Trọng Minh và Trần Quốc Tuấn là 5 trong số 28 vị khách bị bắt quả tang khi đang sử dụng thuốc lắc ở khách sạn Mai Vinh trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM.
Cuối năm 2008, cầu thủ 17 tuổi Nguyễn Chính Âu của đội U19 SHB Đà Nẵng bị bắt khi đang cùng một nhóm thanh niên khác chơi thuốc lắc tại khách sạn Thiện Thanh (đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng).
Về bê bối ma túy, chất cấm ở V.League, không thể thiếu những cái tên ngoại binh. Chẳng hạn như ở mùa giải 2003, Musisi, ngoại binh người Uganda khoác áo Đà Nẵng về thăm nhà rồi không bao giờ trở lại do nhiễm phải căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và nghiện ma túy nặng trong thời gian chơi cho đội bóng sông Hàn.
Trước thềm V.League 2009, CLB SLNA cho toàn đội đi kiểm tra đột xuất ở bệnh viện 115 tại Nghệ An, qua đó phát hiện và gấp rút thanh lý hợp đồng với 2 ngoại binh Kankam và Gordon vì mẫu xét nghiệm nước tiểu của 2 ngoại binh này có phản ứng dương tính với ma túy. Ngoài ra còn có một cầu thủ trẻ của đội U21 SLNA cũng bị phát hiện dương tính với ma tuý trong đợt kiểm tra đột xuất này, và bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn.
Vụ việc chấn động hơn cả xảy ra vào chiều tối ngày 26/2/2010, chân sút Molina Gaston Eduardo (người Argentina) - khi đó đang chơi cho CLB Bình Dương - được phát hiện tử vong tại khách sạn Sao Nam trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM). Tại hiện trường vụ án, lực lượng chức năng đã thu nhặt được kim tiêm, cùng chất bột màu trắng được xác định là chất ma túy. kết luận cầu thủ này chết bởi dùng ma túy quá liều dẫn tới sốc thuốc rồi tử vong.
Ngoại binh Molina chết vì sốc thuốc
Tệ nạn phổ biến: Cá độ, cờ bạc
Ngoài ma túy và chấm cấm, giới bóng đá Việt Nam còn từng xảy ra nhiều vụ bê bối liên quan đến cờ bạc, cá độ. Đầu tháng 2/2024, 5 cầu thủ của đội bóng Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị khởi tố về hành vi đánh bạc do đã đá dưới sức, đặt cược cho đội bạn thắng trên các website cá độ bóng đá trong khuôn khổ Cúp Sao Vàng.
Đầu tháng 2/2024, 5 cầu thủ CLB Bà Rịa - Vũng Tày bị khởi tố vì tội đánh bạc
Vào năm 1997, cơ quan điều tra phát hiện việc bán độ liên quan đến đội Hải Quan. Trùm cá độ Trần Phi Sơn thông qua đầu mối là cầu thủ Trương Văn Dưỡng đã móc ngoặc với 2 gương mặt khác tại CLB Hải Quan là Trần Minh Trung và Nguyễn Phúc Nguyên Chương tham gia dàn xếp tỷ số các trận đấu. Trương Văn Dưỡng bị kết án 1 năm tù. Nguyễn Phúc Nguyên Chương - người hùng của ĐT Việt Nam tại SEA Games 1997 đã bị phạt 10 tháng tù treo cùng 2 năm thử thách vì tội đánh bạc.
Năm 2007, các cầu thủ Lê Quốc Vượng, Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh và Châu Lê Phước Vĩnh cũng phải đứng trước vành móng ngựa, sau khi dàn xếp tỷ số của 1 trận đấu của U23 Việt Nam ở SEA Games 2005. Lê Quốc Vượng bị án tù 4 năm. Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù treo về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù treo vì tội tổ chức đánh bạc.
Năm 2014, ở vòng bảng AFC Cup trên đất Malaysia, 13 cầu thủ đá chính và dự bị của Vissai Ninh Bình nhận 800 triệu đồng để “làm độ” trong trận đấu gặp Kelantan. Mức án cao nhất dành cho cầu thủ chủ mưu Nguyễn Mạnh Dũng là 3 năm tù. Các cầu thủ còn lại đều được nhận án treo.
4 tháng sau đó, cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc” đối với 10 đối tượng, trong đó có 6 cầu thủ thuộc CLB bóng đá Đồng Nai.
Nói về cờ bạc, người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn chưa quên cái tên Trương Đắc Khánh. Anh là cầu thủ tài nanwgc ủa SLNA cùng thế hệ với Trọng Hoàng, Đình Đồng. Đắc Khánh từng được triệu tập vào đội trẻ quốc gia nhưng dính vào cờ bạc đỏ đen, vỡ nợ tiền tỷ đành phải cam phận trở thành một anh thợ làm nhôm kính.
Ma túy, "bay lắc", cờ bạc, cá độ, mại dâm... những câu chuyện từ hàng chục năm nay phơi bày mặt tối của giới cầu thủ.
Theo Thanh Hà (Phụ Nữ Mới)