notAbot
Well-known member
Nghe điện thoại từ người tự xưng nhân viên cơ quan tư pháp, một người phụ nữ ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã sợ hãi nên chuyển 13 tỷ đồng mà không nghi ngờ.
Ảnh minh họa.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền theo trình báo lên tới 13 tỷ đồng.
Trước đó, chị N.T.H.L (trú tại quận Hoàn Kiếm) nhận được một cuộc điện thoại từ một người tự xưng là nhân viên một cơ quan tư pháp. Người này thông báo đang điều tra về vụ án lớn, liên quan đến nhiều người, trong đó có chị L.
Đoán được tâm lý sợ hãi của chị L., đối tượng ở đầu dây bên kia tiếp tục thông tin cho chị những câu chuyện dọa dẫm.
Đối tượng yêu cầu chị L. phải lập tài khoản ngân hàng mới, chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang tài khoản mới để cơ quan chức năng "bảo vệ tài sản" cho gia đình.
Hoảng sợ, chị L. đã làm theo yêu cầu của đối tượng, ra ngân hàng lập 2 tài khoản khác, đồng thời chuyển lần lượt 13 tỷ đồng vào tài khoản mới.
Sau đó, đối tượng yêu cầu chị L. cung cấp mã OTP để phong tỏa tài khoản trên. Tin lời, chị L. làm theo yêu cầu của chúng mà không chút do dự, nghi ngờ.
Sau khi chị L. chuyển mã OTP tài khoản, chỉ trong ít phút, số tiền 13 tỷ đồng trong 2 tài khoản mới của chị đã bị các đối tượng rút hết. Lúc này, chị L. mới "ngã ngửa", biết bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Ngoài vụ việc trên, Công an quận Hoàn Kiếm cũng tiếp nhận thông tin về một vụ lừa đảo khác, xảy ra ngày 27/8, khi chị N.T.T U (ở quận Hoàn Kiếm) bị một đối tượng mạo danh địa chỉ Facebook của em gái (đang sinh sống tại nước ngoài), lừa chuyển tiền, chiếm đoạt 300 triệu đồng.
Cụ thể, cuối tháng 8 vừa qua, chị U. nhận được một cuộc gọi từ Facebook của tài khoản mang tên Tonanvy Vo.
Cảnh báo của CATP Hà Nội.
Đây là tài khoản trên mạng xã hội của em gái chị U mang tên N.T.T.N hiện đang sinh sống ở Đức.
Người dùng tài khoản trên nhắn tin đề nghị chị U. chuyển 80 triệu đồng vào tài khoản mang tên Nguyễn Ngọc Vũ ở tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hòa Hưng, TP Hồ Chí Minh.
Cứ nghĩ em gái mình cần tiền để giải quyết công việc bên nước ngoài, chị U. đã gọi điện thoại cho chồng chuyển số tiền trên vào tài khoản được yêu cầu.
Đến 11h ngày 27/8, tài khoản Facebook mang tên Tonanvy Vo tiếp tục nhắn tin yêu cầu chị U. chuyển số tiền 220 triệu đồng vào tài khoản trên. Vẫn nghĩ em gái cần tiền, chị U. lại gọi điện nhờ chồng chuyển tiền.
Đến 21 cùng ngày, chị U. gọi điện cho em gái hỏi đã nhận được tiền chưa cũng như xem có chuyện gì mà cần nhiều tiền để giải quyết như vậy thì mới tá hỏa ra khi em gái nói không hề nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.
Đến lúc này, chị U. mới biết bị lừa và vội vàng đến CAP Hàng Buồm trình báo sự việc.
Theo đại diện Công an quận Hoàn Kiếm, thủ đoạn thường thấy trong các vụ việc này là các đối tượng thường gọi điện thông báo cho bị hại nợ cước điện thoại hoặc nợ ngân hàng.
Sau đó kết nối với những đối tượng mạo danh là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án thông báo bị hại có liên quan đến những vụ án về ma túy, lừa đảo, rửa tiền.
Tiếp theo, sau màn dọa dẫm, chúng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản đối tượng cho hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP tài khoản của bị hại để phong tỏa, kiểm tra, xác minh nếu không liên quan thì trả lại.
Thực chất, sau khi nhận được mã OTP của tài khoản, chúng sẽ ra rút sạch tiền của bị hại trong tài khoản mà vụ án 13 tỷ đồng trên là một ví dụ điển hình.
Theo Hoàng Đan (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Ảnh minh họa.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền theo trình báo lên tới 13 tỷ đồng.
Trước đó, chị N.T.H.L (trú tại quận Hoàn Kiếm) nhận được một cuộc điện thoại từ một người tự xưng là nhân viên một cơ quan tư pháp. Người này thông báo đang điều tra về vụ án lớn, liên quan đến nhiều người, trong đó có chị L.
Đoán được tâm lý sợ hãi của chị L., đối tượng ở đầu dây bên kia tiếp tục thông tin cho chị những câu chuyện dọa dẫm.
Đối tượng yêu cầu chị L. phải lập tài khoản ngân hàng mới, chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang tài khoản mới để cơ quan chức năng "bảo vệ tài sản" cho gia đình.
Hoảng sợ, chị L. đã làm theo yêu cầu của đối tượng, ra ngân hàng lập 2 tài khoản khác, đồng thời chuyển lần lượt 13 tỷ đồng vào tài khoản mới.
Sau đó, đối tượng yêu cầu chị L. cung cấp mã OTP để phong tỏa tài khoản trên. Tin lời, chị L. làm theo yêu cầu của chúng mà không chút do dự, nghi ngờ.
Sau khi chị L. chuyển mã OTP tài khoản, chỉ trong ít phút, số tiền 13 tỷ đồng trong 2 tài khoản mới của chị đã bị các đối tượng rút hết. Lúc này, chị L. mới "ngã ngửa", biết bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Ngoài vụ việc trên, Công an quận Hoàn Kiếm cũng tiếp nhận thông tin về một vụ lừa đảo khác, xảy ra ngày 27/8, khi chị N.T.T U (ở quận Hoàn Kiếm) bị một đối tượng mạo danh địa chỉ Facebook của em gái (đang sinh sống tại nước ngoài), lừa chuyển tiền, chiếm đoạt 300 triệu đồng.
Cụ thể, cuối tháng 8 vừa qua, chị U. nhận được một cuộc gọi từ Facebook của tài khoản mang tên Tonanvy Vo.
Cảnh báo của CATP Hà Nội.
Đây là tài khoản trên mạng xã hội của em gái chị U mang tên N.T.T.N hiện đang sinh sống ở Đức.
Người dùng tài khoản trên nhắn tin đề nghị chị U. chuyển 80 triệu đồng vào tài khoản mang tên Nguyễn Ngọc Vũ ở tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hòa Hưng, TP Hồ Chí Minh.
Cứ nghĩ em gái mình cần tiền để giải quyết công việc bên nước ngoài, chị U. đã gọi điện thoại cho chồng chuyển số tiền trên vào tài khoản được yêu cầu.
Đến 11h ngày 27/8, tài khoản Facebook mang tên Tonanvy Vo tiếp tục nhắn tin yêu cầu chị U. chuyển số tiền 220 triệu đồng vào tài khoản trên. Vẫn nghĩ em gái cần tiền, chị U. lại gọi điện nhờ chồng chuyển tiền.
Đến 21 cùng ngày, chị U. gọi điện cho em gái hỏi đã nhận được tiền chưa cũng như xem có chuyện gì mà cần nhiều tiền để giải quyết như vậy thì mới tá hỏa ra khi em gái nói không hề nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.
Đến lúc này, chị U. mới biết bị lừa và vội vàng đến CAP Hàng Buồm trình báo sự việc.
Theo đại diện Công an quận Hoàn Kiếm, thủ đoạn thường thấy trong các vụ việc này là các đối tượng thường gọi điện thông báo cho bị hại nợ cước điện thoại hoặc nợ ngân hàng.
Sau đó kết nối với những đối tượng mạo danh là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án thông báo bị hại có liên quan đến những vụ án về ma túy, lừa đảo, rửa tiền.
Tiếp theo, sau màn dọa dẫm, chúng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản đối tượng cho hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP tài khoản của bị hại để phong tỏa, kiểm tra, xác minh nếu không liên quan thì trả lại.
Thực chất, sau khi nhận được mã OTP của tài khoản, chúng sẽ ra rút sạch tiền của bị hại trong tài khoản mà vụ án 13 tỷ đồng trên là một ví dụ điển hình.
Theo Hoàng Đan (Pháp Luật & Bạn Đọc)