Mới đây CLB Wolves khiến bóng đá Anh rúng động khi chính thức đệ đơn lên Ban tổ chức Ngoại hạng Anh, đề xuất bỏ công nghệ VAR khỏi giải đấu. Đội bóng vùng Tây Midlands bất mãn với quá nhiều quyết định chống lại họ, bao gồm việc họ bị tước quả phạt đền phút 84 trong trận thua Crystal Palace mới đây sau khi VAR xác định pha phạm lỗi diễn ra ngoài vòng cấm. Ý kiến của Wolves sẽ được đưa ra thảo luận trong Đại hội thường niên của Ngoại hạng Anh vào ngày 6/6 tới, sau đó 20 CLB sẽ tiến hành bỏ phiếu. Nếu 2/3 số đội (tức 14/20) đồng thuận, VAR có thể bị khai tử ở giải đấu hàng đầu nước Anh.
Công nghệ VAR đang gặp thách thức lớn ở Ngoại hạng Anh. Ảnh: Getty Images
Trên thực tế, không ít người ủng hộ quan điểm của Wolves. Huyền thoại Wayne Rooney từng ca thán, “VAR lấy đi sự thú vị của bóng đá, cắt vụn trận đấu và buộc tất cả phải chờ đợi để ăn mừng một bàn thắng”. Bóng đá là trò chơi của cảm xúc, đồng thời đòi hỏi tính liên tục, nhưng sự xuất hiện của VAR khiến mọi thứ thay đổi. Chưa kể tranh cãi vẫn tiếp tục ngay cả khi có VAR, dẫn đến việc Cơ quan Quản lý trọng tài chuyên nghiệp Anh phải nhiều lần xin lỗi các CLB (nhưng kết quả vẫn giữ nguyên).
Mặc dù vậy, trong trường hợp VAR bị khai tử ở xứ sương mù, đây sẽ là sự nhấn mạnh của chủ nghĩa bảo thủ Anh quốc. Họ sẽ trở thành quốc gia duy nhất trong 20 nền bóng đá lớn nhất châu Âu không sử dụng VAR. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 2016, sau đó được phổ biến rộng rãi ở World Cup, Euro và Champions League, VAR đóng vai trò không thể thiếu trong bóng đá hiện đại. Thật ra đây là xu hướng tất yếu khi công nghệ len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống cũng như thể thao. Trước bóng đá, việc phát lại các tình huống để trọng tài đưa ra phân xử công bằng đã được áp dụng ở quần vợt, khúc côn cầu hay bóng bầu dục.
VAR được đưa vào bóng đá Anh năm 2019, chậm hơn 2 năm so với nhiều giải đấu khác ở châu Âu. Và bây giờ một số muốn loại bỏ nó để trở về khoảng thời gian các trận đấu không còn bị đứt đoạn vì VAR, với mọi quyết định trọng tài đưa ra cũng đồng nghĩa đó là phán quyết cuối cùng. Viễn cảnh này sẽ đưa nước Anh tách khỏi phần còn lại của thế giới, nếu không muốn nói là tụt hậu. Sẽ rất khó để ĐT Anh cũng như các CLB hàng đầu thích nghi, sau đó tìm kiếm thành công ở các giải quốc tế vốn áp dụng VAR.
Thật may, Hiệp hội bóng đá Anh (FA) cùng những người đứng đầu Ngoại hạng Anh và nhiều CLB vẫn ủng hộ sự hiện diện của VAR. Các thống kê cũng cho thấy, VAR thực sự là một công cụ rất hiệu quả trong việc hỗ trợ các trọng tài trên sân. Theo Ban tổ chức Ngoại hạng Anh, trước khi có VAR, quyết định của trọng tài có độ chính xác 82%. Mùa đầu áp dụng (2019/20), con số này tăng lên 92%. Và hiện tại, lên đến 96%. Đúng là vẫn có những sai lầm, song giá trị VAR đem lại là không thể phủ nhận.
Một quan chức cấp cao của một CLB hàng đầu ở Ngoại hạng Anh nói với Sky Sports, rất ít khả năng đề xuất loại bỏ VAR được thông qua. Nhiều đội bóng không hài lòng với VAR ở một số thời điểm, nhưng không có nghĩa họ muốn VAR biến mất khỏi các trận đấu. Tuy nhiên hầu hết hy vọng đề xuất của Wolves sẽ giúp nâng cao các tiêu chuẩn và cải thiện hệ thống điều hành VAR. Ví dụ, cần sự minh bạch ở các quyết định cũng như tốc độ ra phán quyết phải nhanh hơn, khiến trận đấu không bị dừng quá lâu. VAR phải là công cụ hỗ trợ đắc lực, nhưng trải nghiệm bóng đá mang tên cảm xúc cũng cần được bảo vệ.
Công nghệ VAR đang gặp thách thức lớn ở Ngoại hạng Anh. Ảnh: Getty Images
Trên thực tế, không ít người ủng hộ quan điểm của Wolves. Huyền thoại Wayne Rooney từng ca thán, “VAR lấy đi sự thú vị của bóng đá, cắt vụn trận đấu và buộc tất cả phải chờ đợi để ăn mừng một bàn thắng”. Bóng đá là trò chơi của cảm xúc, đồng thời đòi hỏi tính liên tục, nhưng sự xuất hiện của VAR khiến mọi thứ thay đổi. Chưa kể tranh cãi vẫn tiếp tục ngay cả khi có VAR, dẫn đến việc Cơ quan Quản lý trọng tài chuyên nghiệp Anh phải nhiều lần xin lỗi các CLB (nhưng kết quả vẫn giữ nguyên).
Trong 30 giải đấu hàng đầu châu Âu, duy nhất giải VĐQG Thụy Điển Allsvenskan không triển khai VAR. Sau thời gian thử nghiệm, 18/32 CLB quyết định nói không. Nguyên nhân vì quyền sở hữu các CLB Thụy Điển 51% thuộc về người hâm mộ, và họ không muốn công nghệ can thiệp sâu vào bóng đá.
Mặc dù vậy, trong trường hợp VAR bị khai tử ở xứ sương mù, đây sẽ là sự nhấn mạnh của chủ nghĩa bảo thủ Anh quốc. Họ sẽ trở thành quốc gia duy nhất trong 20 nền bóng đá lớn nhất châu Âu không sử dụng VAR. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 2016, sau đó được phổ biến rộng rãi ở World Cup, Euro và Champions League, VAR đóng vai trò không thể thiếu trong bóng đá hiện đại. Thật ra đây là xu hướng tất yếu khi công nghệ len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống cũng như thể thao. Trước bóng đá, việc phát lại các tình huống để trọng tài đưa ra phân xử công bằng đã được áp dụng ở quần vợt, khúc côn cầu hay bóng bầu dục.
VAR được đưa vào bóng đá Anh năm 2019, chậm hơn 2 năm so với nhiều giải đấu khác ở châu Âu. Và bây giờ một số muốn loại bỏ nó để trở về khoảng thời gian các trận đấu không còn bị đứt đoạn vì VAR, với mọi quyết định trọng tài đưa ra cũng đồng nghĩa đó là phán quyết cuối cùng. Viễn cảnh này sẽ đưa nước Anh tách khỏi phần còn lại của thế giới, nếu không muốn nói là tụt hậu. Sẽ rất khó để ĐT Anh cũng như các CLB hàng đầu thích nghi, sau đó tìm kiếm thành công ở các giải quốc tế vốn áp dụng VAR.
Thật may, Hiệp hội bóng đá Anh (FA) cùng những người đứng đầu Ngoại hạng Anh và nhiều CLB vẫn ủng hộ sự hiện diện của VAR. Các thống kê cũng cho thấy, VAR thực sự là một công cụ rất hiệu quả trong việc hỗ trợ các trọng tài trên sân. Theo Ban tổ chức Ngoại hạng Anh, trước khi có VAR, quyết định của trọng tài có độ chính xác 82%. Mùa đầu áp dụng (2019/20), con số này tăng lên 92%. Và hiện tại, lên đến 96%. Đúng là vẫn có những sai lầm, song giá trị VAR đem lại là không thể phủ nhận.
Một quan chức cấp cao của một CLB hàng đầu ở Ngoại hạng Anh nói với Sky Sports, rất ít khả năng đề xuất loại bỏ VAR được thông qua. Nhiều đội bóng không hài lòng với VAR ở một số thời điểm, nhưng không có nghĩa họ muốn VAR biến mất khỏi các trận đấu. Tuy nhiên hầu hết hy vọng đề xuất của Wolves sẽ giúp nâng cao các tiêu chuẩn và cải thiện hệ thống điều hành VAR. Ví dụ, cần sự minh bạch ở các quyết định cũng như tốc độ ra phán quyết phải nhanh hơn, khiến trận đấu không bị dừng quá lâu. VAR phải là công cụ hỗ trợ đắc lực, nhưng trải nghiệm bóng đá mang tên cảm xúc cũng cần được bảo vệ.
Theo Thanh Hải (Tiền Phong)