"Các đội bóng ở Việt Nam đang sử dụng rất nhiều đường chuyền dài và bóng bổng để tấn công. Tuy nhiên CLB Hà Nội không sử dụng lối chơi đó để có thể ghi bàn. Nếu duy trì lối đá như hiện tại, chúng tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho bóng đá Việt Nam. Chúng tôi có thể giúp đỡ cho các cầu thủ lên đội tuyển. Tôi rất vui mừng khi đến CLB Hà Nội chỉ trong 4 tháng và giúp đội hình thành lối chơi tấn công, phối hợp nhỏ và nhuần nhuyễn này", mới đây HLV Daiki Iwamasa đã chia sẻ.
Đúng như chia sẻ của HLV trưởng CLB Hà Nội, V.League đang bị "Tây hóa" khi hầu hết các đội bóng đều sử dụng lối chơi "ném bóng cho Tây" để ghi bàn. Trong danh sách top cầu thủ ghi bàn ở mùa giải này, những cầu thủ ghi từ 8 bàn trở lên - với 8 cầu thủ, tất cả đều là các ngoại binh, trong đó đội đang đứng đầu bảng xếp hạng Night Wolf V.League - Thép Xanh Nam Định, có đến 2 cái tên trong số này, là Hendrio (8 bàn) và Rafaelson với con số khủng 26 bàn.
Sự thật là đội bóng thành Nam đang phăm phăm về đích với đến 8 điểm cách biệt so với đội xếp thứ nhì, trong khi giải đấu năm nay chỉ còn 5 vòng là kết thúc. Không có quá nhiều sự khác biệt ở thành phần nội binh so với các đội bóng khác, nhân tố chính giúp Thép Xanh Nam Định thành công vượt bậc là ba ngoại binh của họ chơi quá hay. Không quá lời khi nói bộ ba ngoại binh của đội bóng này chiếm đến 90% giá trị của đội bóng.
Thành công của Thép Xanh Nam Định cũng chính là thành công mà các đội bóng mạnh của Trung Quốc từng có được vài năm trước với chính sách "nhập khẩu" cầu thủ ngoại vô tội vạ. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", các CLB Trung Quốc đem về cho mình thậm chí là những ngôi sao hàng đầu thế giới, để rồi cuộc đua "siêu sao" sau khi đẩy giải vô địch quốc gia đất nước tỷ dân này "lên đỉnh", đã có màn "rơi tự do" khi gây hậu quả quá lớn cho đội tuyển quốc gia.
Việc quá phụ thuộc vào các ngoại binh đắt giá khiến cầu thủ Trung Quốc bị "coi rẻ", không có "đất diễn", trong khi đó các cầu thủ trẻ hoàn toàn mất đi cơ hội được thử sức ở giải đấu hạng cao. Kết quả là bóng đá Trung Quốc xuống dốc nghiêm trọng, liên tục để thua cả Việt Nam lẫn Thái Lan. Hệ quả tồi tệ hơn là để "vá lỗi", bóng đá Trung Quốc cho nhập tịch hàng loạt "Tây", để rồi không chỉ mất hẳn màu cờ sắc áo, mà còn tiếp tục gánh thất bại đau đớn ở các giải đấu cấp độ châu lục.
Đúng như HLV Daiki Iwamasa chia sẻ, CLB Hà Nội đang là "của hiếm" của V.League khi chơi không phụ thuộc vào ngoại binh bằng lối chơi phất bóng bổng, chuyền dài cho các ngoại binh tự xử lý và ghi bàn. Đấy cũng là lý do chính khiến dù hàng loạt ngôi sao đã rời khỏi đội bóng này trong vài năm lại đây, nhưng họ vẫn luôn giữ được số lượng tuyển thủ quốc gia rất đáng kể so với phần còn lại của V.League.
Song CLB Hà Nội không phải là đội bóng duy nhất duy trì lối chơi đem lại giá trị cho bóng đá Việt Nam trong giai đoạn các đội bóng khác chỉ biết lo cho mình trước tiên. Điều đáng ngạc nhiên là "song hành" cùng đội bóng của bầu Hiển ở mục tiêu cao cả ấy, lại chính là đội bóng của bầu Đức - dù không có bất cứ cầu thủ nào có tên trong đợt tập trung mới nhất của tân HLV Kim Sang-sik.
Ở trận đấu gần nhất gặp CLB TP.HCM, HAGL của bầu Đức thua đậm, song cũng có không ít cơ hội nguy hiểm mà nếu may mắn hơn, họ đã có thể đem về kết quả tốt hơn. Điều đáng nói là hầu hết các pha kết thúc của đội bóng phố Núi đều đến từ những chân sút nội, từ Châu Ngọc Quang, Dụng Quang Nho cho đến Đinh Thanh Bình, Huỳnh Tuấn Tài, Quốc Việt.
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của HLV Vũ Tiến Thành, HAGL của bầu Đức giờ đây không còn giữ lối chơi "ngây thơ" như suốt gần chục năm qua, thay vào đấy là hàng thủ chơi cực kỳ kín kẽ, quyết tâm, biết cách "nhún mình chịu trận" để đem về những trận thắng đầy bất ngờ như trước Thể Công Viettel hay SLNA, cũng như cầm hòa thành công trước Thép Xanh Nam Định.
Dù HAGL đang "sạch bóng" ở đội tuyển quốc gia, song những gì các cầu thủ trẻ của đội bóng phố Núi đang thể hiện là cực kỳ đáng khen ngợi và kỳ vọng. Chính việc có được cơ hội được chơi bóng, thay vì chỉ "phục vụ Tây" đã đem lại cho lứa cầu thủ trẻ của bầu Đức sự tư tin cũng như tiềm năng rất lớn để thay thế lứa cầu thủ trụ cột của HLV Park Hang-seo đang trên đà mai một.
Bóng đá Việt Nam đang ở thời kỳ "chạm đáy", với rất nhiều sự thất vọng sau "thảm họa" mà HLV Troussier gây ra. Nhưng nói một cách công bằng, khi "cái nền" là V.League đang theo "vết xe đổ" của bóng đá Trung Quốc, thất bại của nhà cầm quân người Pháp là điều tất yếu. Song trong cái rủi vẫn có cái may, khi vẫn còn đó CLB Hà Nội và HAGL, thì tương lai của bóng đá Việt Nam vẫn còn cơ cứu vãn.
Đúng như chia sẻ của HLV trưởng CLB Hà Nội, V.League đang bị "Tây hóa" khi hầu hết các đội bóng đều sử dụng lối chơi "ném bóng cho Tây" để ghi bàn. Trong danh sách top cầu thủ ghi bàn ở mùa giải này, những cầu thủ ghi từ 8 bàn trở lên - với 8 cầu thủ, tất cả đều là các ngoại binh, trong đó đội đang đứng đầu bảng xếp hạng Night Wolf V.League - Thép Xanh Nam Định, có đến 2 cái tên trong số này, là Hendrio (8 bàn) và Rafaelson với con số khủng 26 bàn.
Sự thật là đội bóng thành Nam đang phăm phăm về đích với đến 8 điểm cách biệt so với đội xếp thứ nhì, trong khi giải đấu năm nay chỉ còn 5 vòng là kết thúc. Không có quá nhiều sự khác biệt ở thành phần nội binh so với các đội bóng khác, nhân tố chính giúp Thép Xanh Nam Định thành công vượt bậc là ba ngoại binh của họ chơi quá hay. Không quá lời khi nói bộ ba ngoại binh của đội bóng này chiếm đến 90% giá trị của đội bóng.
Thành công của Thép Xanh Nam Định cũng chính là thành công mà các đội bóng mạnh của Trung Quốc từng có được vài năm trước với chính sách "nhập khẩu" cầu thủ ngoại vô tội vạ. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", các CLB Trung Quốc đem về cho mình thậm chí là những ngôi sao hàng đầu thế giới, để rồi cuộc đua "siêu sao" sau khi đẩy giải vô địch quốc gia đất nước tỷ dân này "lên đỉnh", đã có màn "rơi tự do" khi gây hậu quả quá lớn cho đội tuyển quốc gia.
Việc quá phụ thuộc vào các ngoại binh đắt giá khiến cầu thủ Trung Quốc bị "coi rẻ", không có "đất diễn", trong khi đó các cầu thủ trẻ hoàn toàn mất đi cơ hội được thử sức ở giải đấu hạng cao. Kết quả là bóng đá Trung Quốc xuống dốc nghiêm trọng, liên tục để thua cả Việt Nam lẫn Thái Lan. Hệ quả tồi tệ hơn là để "vá lỗi", bóng đá Trung Quốc cho nhập tịch hàng loạt "Tây", để rồi không chỉ mất hẳn màu cờ sắc áo, mà còn tiếp tục gánh thất bại đau đớn ở các giải đấu cấp độ châu lục.
Đúng như HLV Daiki Iwamasa chia sẻ, CLB Hà Nội đang là "của hiếm" của V.League khi chơi không phụ thuộc vào ngoại binh bằng lối chơi phất bóng bổng, chuyền dài cho các ngoại binh tự xử lý và ghi bàn. Đấy cũng là lý do chính khiến dù hàng loạt ngôi sao đã rời khỏi đội bóng này trong vài năm lại đây, nhưng họ vẫn luôn giữ được số lượng tuyển thủ quốc gia rất đáng kể so với phần còn lại của V.League.
Song CLB Hà Nội không phải là đội bóng duy nhất duy trì lối chơi đem lại giá trị cho bóng đá Việt Nam trong giai đoạn các đội bóng khác chỉ biết lo cho mình trước tiên. Điều đáng ngạc nhiên là "song hành" cùng đội bóng của bầu Hiển ở mục tiêu cao cả ấy, lại chính là đội bóng của bầu Đức - dù không có bất cứ cầu thủ nào có tên trong đợt tập trung mới nhất của tân HLV Kim Sang-sik.
Ở trận đấu gần nhất gặp CLB TP.HCM, HAGL của bầu Đức thua đậm, song cũng có không ít cơ hội nguy hiểm mà nếu may mắn hơn, họ đã có thể đem về kết quả tốt hơn. Điều đáng nói là hầu hết các pha kết thúc của đội bóng phố Núi đều đến từ những chân sút nội, từ Châu Ngọc Quang, Dụng Quang Nho cho đến Đinh Thanh Bình, Huỳnh Tuấn Tài, Quốc Việt.
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của HLV Vũ Tiến Thành, HAGL của bầu Đức giờ đây không còn giữ lối chơi "ngây thơ" như suốt gần chục năm qua, thay vào đấy là hàng thủ chơi cực kỳ kín kẽ, quyết tâm, biết cách "nhún mình chịu trận" để đem về những trận thắng đầy bất ngờ như trước Thể Công Viettel hay SLNA, cũng như cầm hòa thành công trước Thép Xanh Nam Định.
Dù HAGL đang "sạch bóng" ở đội tuyển quốc gia, song những gì các cầu thủ trẻ của đội bóng phố Núi đang thể hiện là cực kỳ đáng khen ngợi và kỳ vọng. Chính việc có được cơ hội được chơi bóng, thay vì chỉ "phục vụ Tây" đã đem lại cho lứa cầu thủ trẻ của bầu Đức sự tư tin cũng như tiềm năng rất lớn để thay thế lứa cầu thủ trụ cột của HLV Park Hang-seo đang trên đà mai một.
Bóng đá Việt Nam đang ở thời kỳ "chạm đáy", với rất nhiều sự thất vọng sau "thảm họa" mà HLV Troussier gây ra. Nhưng nói một cách công bằng, khi "cái nền" là V.League đang theo "vết xe đổ" của bóng đá Trung Quốc, thất bại của nhà cầm quân người Pháp là điều tất yếu. Song trong cái rủi vẫn có cái may, khi vẫn còn đó CLB Hà Nội và HAGL, thì tương lai của bóng đá Việt Nam vẫn còn cơ cứu vãn.
Theo Lam Chi (Nguoiduatin.vn)