Dư âm chiến thắng nghẹt thở sau loạt đá luân lưu với Slovenia cho đến nay có lẽ vẫn còn khiến nhiều cầu thủ lẫn người hâm mộ Bồ Đào Nha ngây ngất. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu sau trận đấu, Ronaldo không chia sẻ dữ liệu nhịp tim của mình trên mạng xã hội.
Bằng cách này, siêu sao thuộc CLB Al-Nassr đã thể hiện mối quan hệ hợp tác rõ ràng của mình với WHOOP - một công ty thể dục nổi tiếng với công nghệ theo dõi các số liệu thống kê như nhịp tim, mức độ hiệu suất và chất lượng giấc ngủ.
Ronaldo bật khóc khi đá hỏng phạt đền, khiến trận đấu phải bước vào loạt đá luân lưu
Cầu thủ 39 tuổi đã được phát hiện đeo một trong những thiết bị vòng tay của WHOOP trong các lần xuất hiện tại EURO. Công ty này cũng chia sẻ số liệu nhịp tim của anh trong trận đấu vòng 1/8.
Bài đăng của WOOP cho thấy, nhịp tim của Ronaldo đã giảm từ hơn 170 nhịp/phút xuống dưới 110 nhịp/phút khi bị Jan Oblak cản phá phạt đền. Điều này chỉ ra Ronaldo đã vô cùng lo lắng khi không thể giúp đội tuyển Bồ Đào Nha mở tỷ số.
Tuy nhiên, khi đứng trước những quả đá phạt trực tiếp hay quả đá luân lưu đầu tiên, Ronaldo đều rất bình tĩnh, nhịp tim không hề thay đổi.
Bản dữ liệu nhịp tim của Ronaldo do WHOOP cung cấp xuất hiện rộng rãi
Và như thế, "truyền thông châu Âu đã vô tình – hoặc có chủ ý – dựa vào bản dữ liệu nhịp tim của Ronaldo để vẽ nên một 'siêu anh hùng' ở một trận cầu đẳng cấp, qua đó vô tình tiếp tay cho hành vi "quảng cáo trá hình" của siêu sao người Bồ", như quy kết của Ricardo Fort, cựu giám đốc tài trợ toàn cầu tại Visa và Coca-Cola.
Theo Ricardo Fort, bài đăng là một ví dụ rõ ràng về "quảng cáo trá hình" và cả cầu thủ lẫn công ty liên quan cần phải bị phạt nặng. "Cristiano Ronaldo và Công ty WHOOP đang quảng cáo trá hình liên quan đến Euro 2024. Đó là hành vi bất hợp pháp và phải bị phạt nặng. Bài đăng nói về một trận đấu của UEFA, sử dụng tên của hai đội tuyển quốc gia thi đấu, ghi bàn và một cầu thủ cụ thể trên sân. Nếu dữ liệu được thu thập trong quá trình tập luyện tại nhà thì có thể được xem xét lại".
Ronaldo sút hỏng phạt đền trong trận
UEFA cho biết WHOOP không phải là nhà tài trợ chính thức tại EURO 2024. Chính vì thế, cả công ty này và Ronaldo đều bị cáo buộc là quảng cáo trá hình, đây là hành vi bất hợp pháp.
Nếu UEFA đánh giá thiệt hại nghiêm trọng, Ronaldo sẽ bị cấm thi đấu 1 trận hoặc bị phạt tiền. Đồng thời, Công ty WHOOP sẽ phải đền bù những thiệt hại đã gây ra cho UEFA.
Trường hợp tương tự từng xảy ra tại Euro 2012 khi tuyển thủ Đan Mạch Nicklas Bendtner mừng bàn thắng bằng cách kéo cao vạt áo, để lộ một chiếc quần lót mang nhãn hiệu Paddy Power. Cầu thủ này sau đó bị phạt 80.000 bảng và bị cơ quan quản lý cấm thi đấu một trận quốc tế.
Nicklas Bendtner từng bị phạt nặng vì "quảng cáo trá hình" nhãn hàng Paddy Power
“Đó chỉ là một chiếc quần đùi may mắn mà tôi đã mặc trong trận đấu đầu tiên. Tôi không biết mình đã vi phạm bất kỳ quy tắc nào nhưng giờ tôi mới nhận ra điều đó. Sau đó tôi được giải thích không thể thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo trá hình nào”, Nicklas Bendtner chia sẻ với UEFA.
Bằng cách này, siêu sao thuộc CLB Al-Nassr đã thể hiện mối quan hệ hợp tác rõ ràng của mình với WHOOP - một công ty thể dục nổi tiếng với công nghệ theo dõi các số liệu thống kê như nhịp tim, mức độ hiệu suất và chất lượng giấc ngủ.
Ronaldo bật khóc khi đá hỏng phạt đền, khiến trận đấu phải bước vào loạt đá luân lưu
Cầu thủ 39 tuổi đã được phát hiện đeo một trong những thiết bị vòng tay của WHOOP trong các lần xuất hiện tại EURO. Công ty này cũng chia sẻ số liệu nhịp tim của anh trong trận đấu vòng 1/8.
Bài đăng của WOOP cho thấy, nhịp tim của Ronaldo đã giảm từ hơn 170 nhịp/phút xuống dưới 110 nhịp/phút khi bị Jan Oblak cản phá phạt đền. Điều này chỉ ra Ronaldo đã vô cùng lo lắng khi không thể giúp đội tuyển Bồ Đào Nha mở tỷ số.
Tuy nhiên, khi đứng trước những quả đá phạt trực tiếp hay quả đá luân lưu đầu tiên, Ronaldo đều rất bình tĩnh, nhịp tim không hề thay đổi.
Bản dữ liệu nhịp tim của Ronaldo do WHOOP cung cấp xuất hiện rộng rãi
Và như thế, "truyền thông châu Âu đã vô tình – hoặc có chủ ý – dựa vào bản dữ liệu nhịp tim của Ronaldo để vẽ nên một 'siêu anh hùng' ở một trận cầu đẳng cấp, qua đó vô tình tiếp tay cho hành vi "quảng cáo trá hình" của siêu sao người Bồ", như quy kết của Ricardo Fort, cựu giám đốc tài trợ toàn cầu tại Visa và Coca-Cola.
Theo Ricardo Fort, bài đăng là một ví dụ rõ ràng về "quảng cáo trá hình" và cả cầu thủ lẫn công ty liên quan cần phải bị phạt nặng. "Cristiano Ronaldo và Công ty WHOOP đang quảng cáo trá hình liên quan đến Euro 2024. Đó là hành vi bất hợp pháp và phải bị phạt nặng. Bài đăng nói về một trận đấu của UEFA, sử dụng tên của hai đội tuyển quốc gia thi đấu, ghi bàn và một cầu thủ cụ thể trên sân. Nếu dữ liệu được thu thập trong quá trình tập luyện tại nhà thì có thể được xem xét lại".
Ronaldo sút hỏng phạt đền trong trận
UEFA cho biết WHOOP không phải là nhà tài trợ chính thức tại EURO 2024. Chính vì thế, cả công ty này và Ronaldo đều bị cáo buộc là quảng cáo trá hình, đây là hành vi bất hợp pháp.
Nếu UEFA đánh giá thiệt hại nghiêm trọng, Ronaldo sẽ bị cấm thi đấu 1 trận hoặc bị phạt tiền. Đồng thời, Công ty WHOOP sẽ phải đền bù những thiệt hại đã gây ra cho UEFA.
Trường hợp tương tự từng xảy ra tại Euro 2012 khi tuyển thủ Đan Mạch Nicklas Bendtner mừng bàn thắng bằng cách kéo cao vạt áo, để lộ một chiếc quần lót mang nhãn hiệu Paddy Power. Cầu thủ này sau đó bị phạt 80.000 bảng và bị cơ quan quản lý cấm thi đấu một trận quốc tế.
Nicklas Bendtner từng bị phạt nặng vì "quảng cáo trá hình" nhãn hàng Paddy Power
“Đó chỉ là một chiếc quần đùi may mắn mà tôi đã mặc trong trận đấu đầu tiên. Tôi không biết mình đã vi phạm bất kỳ quy tắc nào nhưng giờ tôi mới nhận ra điều đó. Sau đó tôi được giải thích không thể thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo trá hình nào”, Nicklas Bendtner chia sẻ với UEFA.
Biên Thùy (SHTT)