Cụ thể, hãng truyền thông nổi tiếng The Guardian của Anh vừa có bài bình luận về ĐTQG Indonesia. Cây bút John Duerden của The Guardian cho rằng chiến lược “Hà Lan hoá” của tuyển Indonesia có thể sẽ phản tác dụng.
Trang báo nước Anh mở đầu bằng bình luận: “Việc thay thế HLV người Hàn Quốc thành công bằng cựu tiền đạo nổi tiếng người Hà Lan là một canh bạc có thể phản tác dụng.
Có lẽ bây giờ, cụm từ “Dutch” (Hà Lan) nên được dùng để gọi tuyển Hà Lan. Việc bổ nhiệm Patrick Kluivert làm HLV trưởng không phải là ngẫu nhiên. Rốt cuộc, người ta vẫn nói rằng, một đội tuyển Hà Lan cần một HLV người Hà Lan”.
Tờ báo nước Anh thậm chí còn trích lại phát biểu cũ của Duy Mạnh để bình luận về tuyển Indonesia:
““Đôi khi chúng tôi trêu chọc nhau, không biết chúng tôi đang chơi với tuyển Indonesia hay tuyển Hà Lan”, hậu vệ Đỗ Duy Mạnh của Việt Nam đã nói như vậy trước vòng loại World Cup hồi tháng 3 năm ngoái” – Guardian viết.
The Guardian bất ngờ chế giễu tuyển Indonesia.
The Guardian đưa ra bình luận không tán thành việc LĐBĐ Indonesia (PSSI) sa thải HLV Shin Tae-yong để bổ nhiệm Kluivert:
“HLV Shin Tae-yong đã đạt được những kết quả rất tốt khi dẫn dắt tuyển Indonesia, trong đó có việc giúp tuyển Indonesia đứng thứ 3 trên BXH ở vòng loại 3 World Cup 2026. Bản lý lịch của HLV Shin (bao gồm cả thành tích tại CLB Seongnam và thành tích dẫn tuyển Hàn Quốc ở World Cup 2018 hoàn toàn vượt trội so với người kế nhiệm (Patrick Kluivert), nhưng đáng tiếc rằng HLV Shin Tae-yong lại không phải là một HLV người Hà Lan!...
Nhiều người tin rằng HLV Shin đã bị đối xử tệ bạc. Con trai của HLV Shin là Shin Jae-won cũng rất bức xúc khi biết tin cha mình bị sa thải”.
The Guardian tiếp tục đưa ra bình luận rằng nhiều đội ở châu Á đã tìm những HLV từ châu Âu, song đều thất bại. Đáng chú ý, tờ báo nước Anh có nhắc tới HLV Troussier khi dẫn dắt tuyển Việt Nam.
“Trước đây, người hâm mộ ở châu Á từng mong đợi những HLV từ châu Âu nhưng rốt cuộc, điều đó không mang tới thành công. Jürgen Klinsmann khi dẫn dắt tuyển Hàn Quốc chính là một minh chứng.
Hay gần hơn là tuyển Việt Nam. Họ dùng HLV Troussier thay thế HLV Park Hang-seo nhưng nhà cầm quân người Pháp phải ra đi chỉ sau hơn 12 tháng.
Bây giờ, có những lo ngại về Kluivert, người có kinh nghiệm huấn luyện không thấm vào đâu so với sự nghiệp cầu thủ của ông”.
Trang báo của Anh cho rằng việc PSSI sa thải HLV Shin Tae-yong để bổ nhiệm Kluivert, có thể là canh bạc phản tác dụng.
Cuối cùng, The Guardian cho rằng ngay cả khi tuyển Indonesia có thể đoạt vé dự World Cup 2026, nhiều người hâm mộ nước này cũng sẽ không thể tự hào khi ĐTQG của họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những cầu thủ và HLV vốn có gốc Hà Lan.
“Nếu Indonesia được vào World Cup thì phần lớn điều này sẽ mất đi trong lễ ăn mừng. Còn nếu thất bại, việc sử dụng HLV và cả liên đoàn sẽ bị đặt dấu hỏi, liệu rằng một đội bóng chủ yếu gồm các cầu thủ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài có đại diện cho quốc gia yêu bóng đá đáng tự hào này hay không”.
Trang báo nước Anh mở đầu bằng bình luận: “Việc thay thế HLV người Hàn Quốc thành công bằng cựu tiền đạo nổi tiếng người Hà Lan là một canh bạc có thể phản tác dụng.
Có lẽ bây giờ, cụm từ “Dutch” (Hà Lan) nên được dùng để gọi tuyển Hà Lan. Việc bổ nhiệm Patrick Kluivert làm HLV trưởng không phải là ngẫu nhiên. Rốt cuộc, người ta vẫn nói rằng, một đội tuyển Hà Lan cần một HLV người Hà Lan”.
Tờ báo nước Anh thậm chí còn trích lại phát biểu cũ của Duy Mạnh để bình luận về tuyển Indonesia:
““Đôi khi chúng tôi trêu chọc nhau, không biết chúng tôi đang chơi với tuyển Indonesia hay tuyển Hà Lan”, hậu vệ Đỗ Duy Mạnh của Việt Nam đã nói như vậy trước vòng loại World Cup hồi tháng 3 năm ngoái” – Guardian viết.
The Guardian bất ngờ chế giễu tuyển Indonesia.
The Guardian đưa ra bình luận không tán thành việc LĐBĐ Indonesia (PSSI) sa thải HLV Shin Tae-yong để bổ nhiệm Kluivert:
“HLV Shin Tae-yong đã đạt được những kết quả rất tốt khi dẫn dắt tuyển Indonesia, trong đó có việc giúp tuyển Indonesia đứng thứ 3 trên BXH ở vòng loại 3 World Cup 2026. Bản lý lịch của HLV Shin (bao gồm cả thành tích tại CLB Seongnam và thành tích dẫn tuyển Hàn Quốc ở World Cup 2018 hoàn toàn vượt trội so với người kế nhiệm (Patrick Kluivert), nhưng đáng tiếc rằng HLV Shin Tae-yong lại không phải là một HLV người Hà Lan!...
Nhiều người tin rằng HLV Shin đã bị đối xử tệ bạc. Con trai của HLV Shin là Shin Jae-won cũng rất bức xúc khi biết tin cha mình bị sa thải”.
The Guardian tiếp tục đưa ra bình luận rằng nhiều đội ở châu Á đã tìm những HLV từ châu Âu, song đều thất bại. Đáng chú ý, tờ báo nước Anh có nhắc tới HLV Troussier khi dẫn dắt tuyển Việt Nam.
“Trước đây, người hâm mộ ở châu Á từng mong đợi những HLV từ châu Âu nhưng rốt cuộc, điều đó không mang tới thành công. Jürgen Klinsmann khi dẫn dắt tuyển Hàn Quốc chính là một minh chứng.
Hay gần hơn là tuyển Việt Nam. Họ dùng HLV Troussier thay thế HLV Park Hang-seo nhưng nhà cầm quân người Pháp phải ra đi chỉ sau hơn 12 tháng.
Bây giờ, có những lo ngại về Kluivert, người có kinh nghiệm huấn luyện không thấm vào đâu so với sự nghiệp cầu thủ của ông”.
Trang báo của Anh cho rằng việc PSSI sa thải HLV Shin Tae-yong để bổ nhiệm Kluivert, có thể là canh bạc phản tác dụng.
Cuối cùng, The Guardian cho rằng ngay cả khi tuyển Indonesia có thể đoạt vé dự World Cup 2026, nhiều người hâm mộ nước này cũng sẽ không thể tự hào khi ĐTQG của họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những cầu thủ và HLV vốn có gốc Hà Lan.
“Nếu Indonesia được vào World Cup thì phần lớn điều này sẽ mất đi trong lễ ăn mừng. Còn nếu thất bại, việc sử dụng HLV và cả liên đoàn sẽ bị đặt dấu hỏi, liệu rằng một đội bóng chủ yếu gồm các cầu thủ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài có đại diện cho quốc gia yêu bóng đá đáng tự hào này hay không”.
Theo Tiểu Lâm Mộc (Nguoiduatin.vn)