NGHI ÁN GIAN LẬN 8 TUỔI
Cách đây không lâu, CLB Bình Dương thông báo chiêu mộ tiền đạo người Cameroon, Charly Malep Dipita, ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa. Chân sút này có trận ra mắt ở vòng 11 nhưng không thể hiện được nhiều trong hơn 30 phút có mặt trên sân, còn CLB Bình Dương để thua SLNA với tỉ số 0-1.
Đang ngán ngẩm trước màn trình diễn của tân binh đến từ châu Phi, các CĐV Bình Dương sau đó còn nhận thêm tin sốc khi Charly Malep Dipita dính vào nghi án gian lận 8 tuổi. Cụ thể, trong hồ sơ trên trang chủ VPF, Charly Malep Dipita sinh ngày 17/3/2004, tuy nhiên thông tin trên chuyên trang chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt lại cho thấy cầu thủ này sinh ngày 3/7/1996.
Một bài báo bằng tiếng Pháp vào năm 2023 cũng thông tin Charly Dipita khi đó 27 tuổi, khớp với năm sinh 1996 của Transfermarkt.
Trước thông tin trên, VPF cho biết dữ liệu được cập nhật dựa theo hồ sơ mà CLB Bình Dương gửi lên, trong khi đội bóng xác nhận thông tin đăng ký được thực hiện theo giấy tờ mà Charly Malep Dipita cung cấp. Do đó, nghi án gian lận 8 tuổi xuất phát vấn đề năm ở hồ sơ phía cầu thủ và mọi việc đang được làm rõ.
Charly Malep Dipita có gương mặt khá chững chạc so với độ tuổi 21 trên giấy tờ.
THỢ HÁI CÀ PHÊ, PHE VÉ BÓNG ĐÁ Ở BRAZIL HÓA SIÊU SAO TẠI V.LEAGUE
Chuyện mập mờ giấy tờ của Charly Malep Dipita khiến dư luận lại một lần nữa xôn xao về ngoại binh ở V.League. Trong lịch sử 25 năm kể từ ngày cầu thủ ngoại xuất hiện, V.League từng xuất hiện không ít câu chuyện dở khóc dở cười.
Nhiều cầu thủ như Gonzalo, Merlo, Samson, Evaldo… đã tỏa sáng rực rỡ để trở thành huyền thoại ở các đội bóng và cả giải đấu, thậm chí có không ít cầu thủ còn nhập tịch Việt Nam. Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhiều đội bóng gặp cảnh oái oăm.
Tiếng đồn về một giải đấu ở vùng Đông Nam của châu Á có mức đãi ngộ hậu hĩnh đã hấp dẫn nhiều ngoại binh từ châu Phi, Nam Mỹ tới tìm cơ hội. Thậm chí, có những người trước khi tới Việt Nam còn không phải cầu thủ chuyên nghiệp.
Một nhà môi giới tiết lộ từng ngao ngán trước cảnh có tới trên dưới 30 ngoại binh tới xin thử việc trong một trận đấu tập trước mùa giải của hai đội bóng tại V.League. Tính trung bình, mỗi cầu thủ chỉ có không quá 10 phút để thể hiện bản thân. Và với từng đó thời gian trong một trận đấu, thật khó để HLV có thể đánh giá chính xác năng lực của ngoại binh, dẫn tới không ít trường hợp được ký hợp đồng theo kiểu “vơ bèo gạt tép”.
Cổ HLV Vũ Quang Bảo từng gặp phải câu chuyện đau đầu với ngoại binh Lazaro de Sousa tại CLB Quân khu 4.
Một trong những bản hợp đồng kiểu “chắp vá” như vậy là Lazaro de Sousa. Trước khi sang Việt Nam, chàng trai sinh năm 1977 sống tại Brazil với công việc chính là hái cà phê và phe vé bóng đá. Lazaro thường chơi các trận bóng phủi tại bang Sao Paulo, bắt đầu có những quen biết, rồi gia nhập một công ty môi giới cầu thủ và sang Việt Nam thử việc vào năm 2008.
Không được đào tạo chuyên nghiệp nên Lazaro đi hết đội này đến đội khác thử việc đều không được nhận. Trước khi trả cầu thủ này về nước, “cò” Trần Tiến Đại tìm tới phương án cuối cùng là gửi Lazaro tới CLB Quân khu 4 (đang đá giải hạng Nhất) để cố HLV Vũ Quang Bảo xem xét.
Sau 1 tuẩn thủ việc, HLV đội Quân khu 4 lắc đầu. Ngoài tốc độ và khả năng solo, tư duy chơi bóng của Lazaro gần như không có gì, bởi anh chưa từng thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên cuối cùng vì nể ông Trần Tiến Đại do đã giới thiệu tiền đạo tốt là Suleiman (sau này nhập tịch với tên Nguyễn Trung Đại Dương), cộng thêm thời hạn đăng ký ngoại binh đã cận kề, HLV Vũ Quang Bảo quyết định nhận Lazaro.
Lazaro tỏa sáng một cách bất ngờ tại CLB Quân khu 4. (Ảnh: Bongdaplus)
Tại CLB Quân khu 4, anh thợ hái cà phê Lazaro ngày nào giờ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và bắt đầu được HLV Vũ Quang Bảo kèm cặp, chỉ dạy chi tiết. Và quả thực, ngoại binh Brazil này đã tiến bộ rất nhanh.
Ở giải hạng Nhất 2008, Lazaro tỏa sáng rực rỡ với 14 bàn thắng, nhiều hơn đối tác Suleiman 6 bàn, góp công lớn giúp CLB Quân khu 4 giành chức vô địch và thăng hạng lên V.League.
Phần thưởng cho tiền đạo Brazil là bản hợp đồng mới với mức lương hơn 3.000 USD/tháng, gấp đôi đãi ngộ trước đó. Nên nhớ ngày còn làm việc tại Brazil, thu nhập của Lazaro chỉ khoảng 500 USD/tháng.
Lên chơi tại V.League, Lazaro tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi ghi 12 bàn, góp công giúp CLB Quân khu 4 xếp hạng 3 sau giai đoạn lượt đi. Thế nhưng bước ngoặt đã xảy đến đúng vào thời điểm HLV Vũ Quang Bảo đặt niềm tin rất lớn vào tiền đạo này.
Rời CLB Quân khu 4 tới CLB Hải Phòng, Lazaro không còn duy trì được hiệu suất ghi bàn như trước. (Ảnh: Bongdaplus)
Phong độ chói sáng giúp Lazaro nhận được sự quan tâm từ nhiều đội bóng khác tại V.League. HLV Vũ Quang Bảo kể lại rằng bỗng một ngày Lazaro gặp riêng ông, nói rằng đã ký hợp đồng với một CLB khác và được yêu cầu đá giữ chân ở lượt về để tránh chấn thương. Hệ quả là trong suốt giai đoạn sau đó, cầu thủ này chuyển sang… đi bộ trên sân bóng.
Bất chấp nỗ lực thuyết phục từ CLB Quân khu 4 bằng việc mời cả vợ con từ Brazil sang Việt Nam sống cùng, tăng lương thêm 500 USD/tháng và trao cho tấm băng đội trưởng, Lazaro vẫn chơi mờ nhạt và chỉ ghi thêm 3 bàn ở lượt về. Hệ quả là từ vị thế của một đội bóng “ngựa ô”, CLB Quân khu 4 tụt dốc không phanh, phải vất vả đua trụ hạng và chỉ thoát hiểm ở vòng cuối nhờ thắng lợi 3-2 trước CLB Khánh Hòa.
Ngày Lazaro rời đi, HLV Vũ Quang Bảo không ngần ngại nói với tiền đạo này rằng anh sẽ khó tỏa sáng được ở nơi khác. Trong một tập thể như CLB Quân khu 4, Lazaro được cả đội hỗ trợ, còn tới CLB khác thì “cậu ấy sẽ trở nên vô dụng do không biết phối hợp”, HLV Vũ Quang Bảo nhấn mạnh.
Và quả thực, dù sao đó nhận lương cao ngất ngưởng lên đến hàng chục ngàn USD tại CLB Hải Phòng, Lazaro đã không thể nào tỏa sáng được như ở CLB Quân khu 4. Anh chỉ ghi vỏn vẹn 4 bàn tại V.League 2010, sau đó dần rơi vào quên lãng. Sau này khi CLB Quân khu 4 chuyển vào TP.HCM và đổi tên, Lazaro từng xin HLV Vũ Quang Bảo được quay lại nhưng bị từ chối.
Lần cuối cùng cái tên Lazaro xuất hiện trên sân cỏ Việt Nam là khi anh chơi cho CLB Long An tại giải hạng Nhất 2012, rồi sau đó về nước và cũng khép lại luôn sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình.
Cách đây không lâu, CLB Bình Dương thông báo chiêu mộ tiền đạo người Cameroon, Charly Malep Dipita, ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa. Chân sút này có trận ra mắt ở vòng 11 nhưng không thể hiện được nhiều trong hơn 30 phút có mặt trên sân, còn CLB Bình Dương để thua SLNA với tỉ số 0-1.
Đang ngán ngẩm trước màn trình diễn của tân binh đến từ châu Phi, các CĐV Bình Dương sau đó còn nhận thêm tin sốc khi Charly Malep Dipita dính vào nghi án gian lận 8 tuổi. Cụ thể, trong hồ sơ trên trang chủ VPF, Charly Malep Dipita sinh ngày 17/3/2004, tuy nhiên thông tin trên chuyên trang chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt lại cho thấy cầu thủ này sinh ngày 3/7/1996.
Một bài báo bằng tiếng Pháp vào năm 2023 cũng thông tin Charly Dipita khi đó 27 tuổi, khớp với năm sinh 1996 của Transfermarkt.
Trước thông tin trên, VPF cho biết dữ liệu được cập nhật dựa theo hồ sơ mà CLB Bình Dương gửi lên, trong khi đội bóng xác nhận thông tin đăng ký được thực hiện theo giấy tờ mà Charly Malep Dipita cung cấp. Do đó, nghi án gian lận 8 tuổi xuất phát vấn đề năm ở hồ sơ phía cầu thủ và mọi việc đang được làm rõ.
Charly Malep Dipita có gương mặt khá chững chạc so với độ tuổi 21 trên giấy tờ.
THỢ HÁI CÀ PHÊ, PHE VÉ BÓNG ĐÁ Ở BRAZIL HÓA SIÊU SAO TẠI V.LEAGUE
Chuyện mập mờ giấy tờ của Charly Malep Dipita khiến dư luận lại một lần nữa xôn xao về ngoại binh ở V.League. Trong lịch sử 25 năm kể từ ngày cầu thủ ngoại xuất hiện, V.League từng xuất hiện không ít câu chuyện dở khóc dở cười.
Nhiều cầu thủ như Gonzalo, Merlo, Samson, Evaldo… đã tỏa sáng rực rỡ để trở thành huyền thoại ở các đội bóng và cả giải đấu, thậm chí có không ít cầu thủ còn nhập tịch Việt Nam. Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhiều đội bóng gặp cảnh oái oăm.
Tiếng đồn về một giải đấu ở vùng Đông Nam của châu Á có mức đãi ngộ hậu hĩnh đã hấp dẫn nhiều ngoại binh từ châu Phi, Nam Mỹ tới tìm cơ hội. Thậm chí, có những người trước khi tới Việt Nam còn không phải cầu thủ chuyên nghiệp.
Một nhà môi giới tiết lộ từng ngao ngán trước cảnh có tới trên dưới 30 ngoại binh tới xin thử việc trong một trận đấu tập trước mùa giải của hai đội bóng tại V.League. Tính trung bình, mỗi cầu thủ chỉ có không quá 10 phút để thể hiện bản thân. Và với từng đó thời gian trong một trận đấu, thật khó để HLV có thể đánh giá chính xác năng lực của ngoại binh, dẫn tới không ít trường hợp được ký hợp đồng theo kiểu “vơ bèo gạt tép”.
Cổ HLV Vũ Quang Bảo từng gặp phải câu chuyện đau đầu với ngoại binh Lazaro de Sousa tại CLB Quân khu 4.
Một trong những bản hợp đồng kiểu “chắp vá” như vậy là Lazaro de Sousa. Trước khi sang Việt Nam, chàng trai sinh năm 1977 sống tại Brazil với công việc chính là hái cà phê và phe vé bóng đá. Lazaro thường chơi các trận bóng phủi tại bang Sao Paulo, bắt đầu có những quen biết, rồi gia nhập một công ty môi giới cầu thủ và sang Việt Nam thử việc vào năm 2008.
Không được đào tạo chuyên nghiệp nên Lazaro đi hết đội này đến đội khác thử việc đều không được nhận. Trước khi trả cầu thủ này về nước, “cò” Trần Tiến Đại tìm tới phương án cuối cùng là gửi Lazaro tới CLB Quân khu 4 (đang đá giải hạng Nhất) để cố HLV Vũ Quang Bảo xem xét.
Sau 1 tuẩn thủ việc, HLV đội Quân khu 4 lắc đầu. Ngoài tốc độ và khả năng solo, tư duy chơi bóng của Lazaro gần như không có gì, bởi anh chưa từng thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên cuối cùng vì nể ông Trần Tiến Đại do đã giới thiệu tiền đạo tốt là Suleiman (sau này nhập tịch với tên Nguyễn Trung Đại Dương), cộng thêm thời hạn đăng ký ngoại binh đã cận kề, HLV Vũ Quang Bảo quyết định nhận Lazaro.
Lazaro tỏa sáng một cách bất ngờ tại CLB Quân khu 4. (Ảnh: Bongdaplus)
Tại CLB Quân khu 4, anh thợ hái cà phê Lazaro ngày nào giờ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và bắt đầu được HLV Vũ Quang Bảo kèm cặp, chỉ dạy chi tiết. Và quả thực, ngoại binh Brazil này đã tiến bộ rất nhanh.
Ở giải hạng Nhất 2008, Lazaro tỏa sáng rực rỡ với 14 bàn thắng, nhiều hơn đối tác Suleiman 6 bàn, góp công lớn giúp CLB Quân khu 4 giành chức vô địch và thăng hạng lên V.League.
Phần thưởng cho tiền đạo Brazil là bản hợp đồng mới với mức lương hơn 3.000 USD/tháng, gấp đôi đãi ngộ trước đó. Nên nhớ ngày còn làm việc tại Brazil, thu nhập của Lazaro chỉ khoảng 500 USD/tháng.
Lên chơi tại V.League, Lazaro tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi ghi 12 bàn, góp công giúp CLB Quân khu 4 xếp hạng 3 sau giai đoạn lượt đi. Thế nhưng bước ngoặt đã xảy đến đúng vào thời điểm HLV Vũ Quang Bảo đặt niềm tin rất lớn vào tiền đạo này.
Rời CLB Quân khu 4 tới CLB Hải Phòng, Lazaro không còn duy trì được hiệu suất ghi bàn như trước. (Ảnh: Bongdaplus)
Phong độ chói sáng giúp Lazaro nhận được sự quan tâm từ nhiều đội bóng khác tại V.League. HLV Vũ Quang Bảo kể lại rằng bỗng một ngày Lazaro gặp riêng ông, nói rằng đã ký hợp đồng với một CLB khác và được yêu cầu đá giữ chân ở lượt về để tránh chấn thương. Hệ quả là trong suốt giai đoạn sau đó, cầu thủ này chuyển sang… đi bộ trên sân bóng.
Bất chấp nỗ lực thuyết phục từ CLB Quân khu 4 bằng việc mời cả vợ con từ Brazil sang Việt Nam sống cùng, tăng lương thêm 500 USD/tháng và trao cho tấm băng đội trưởng, Lazaro vẫn chơi mờ nhạt và chỉ ghi thêm 3 bàn ở lượt về. Hệ quả là từ vị thế của một đội bóng “ngựa ô”, CLB Quân khu 4 tụt dốc không phanh, phải vất vả đua trụ hạng và chỉ thoát hiểm ở vòng cuối nhờ thắng lợi 3-2 trước CLB Khánh Hòa.
Ngày Lazaro rời đi, HLV Vũ Quang Bảo không ngần ngại nói với tiền đạo này rằng anh sẽ khó tỏa sáng được ở nơi khác. Trong một tập thể như CLB Quân khu 4, Lazaro được cả đội hỗ trợ, còn tới CLB khác thì “cậu ấy sẽ trở nên vô dụng do không biết phối hợp”, HLV Vũ Quang Bảo nhấn mạnh.
Và quả thực, dù sao đó nhận lương cao ngất ngưởng lên đến hàng chục ngàn USD tại CLB Hải Phòng, Lazaro đã không thể nào tỏa sáng được như ở CLB Quân khu 4. Anh chỉ ghi vỏn vẹn 4 bàn tại V.League 2010, sau đó dần rơi vào quên lãng. Sau này khi CLB Quân khu 4 chuyển vào TP.HCM và đổi tên, Lazaro từng xin HLV Vũ Quang Bảo được quay lại nhưng bị từ chối.
Lần cuối cùng cái tên Lazaro xuất hiện trên sân cỏ Việt Nam là khi anh chơi cho CLB Long An tại giải hạng Nhất 2012, rồi sau đó về nước và cũng khép lại luôn sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình.
Theo Linh Đan (Nguoiduatin.vn)