notAbot
Well-known member
Việc 8 bảng đấu thuộc vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đá tập trung ở một địa điểm khiến nhiều đội tuyển quốc gia cảm thấy bị đánh mất lợi thế.
Theo đó, bảng A, B, C, D lần lượt tổ chức ở Trung Quốc, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia. Bảng E, F, G, H lần lượt tổ chức ở Qatar, Nhật Bản, UAE và Hàn Quốc.
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã đưa ra quyết định và thông báo rộng rãi tới các liên đoàn thành viên vào ngày 12/3. Tuy nhiên, tính đến lúc này, AFC vẫn đang vấp phải sự phản đối từ một số liên đoàn.
Iran, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Jordan, Uzbekistan là 6 cái tên được xác định trong nhóm phản đối việc tổ chức thi đấu tập trung. Nhóm này hy vọng AFC sẽ kích hoạt lại thể thức thi đấu sân nhà, sân khách như cũ.
Địa điểm thi đấu tập trung 8 bảng đấu ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á (Ảnh: AFC)
Trong nhóm kể trên, Liên đoàn bóng đá Iran (IRIFF) phản đối dữ dội nhất. Đội tuyển Iran đang đứng thứ 3 tại bảng C với 6 điểm sau 4 trận. Ở đợt giành quyền đăng cai tổ chức, Iran thất bại trước Bahrain, đối thủ đang xếp trên họ ở bảng C.
Không chỉ IRIFF phản đối, Uỷ ban Olympic Iran, Bộ Ngoại giao, Bộ Thanh niên và Thể thao cùng các cơ quan Chính phủ khác của Iran cũng đưa ra khiếu nại thông qua những kênh khác nhau.
Trước phản ứng có tính "tổng lực" như vậy, AFC đã phải gửi thư và mời chủ tịch IRIFF tới gặp trực tiếp ông Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, chủ tịch AFC.
Bên cạnh Iran, Liên đoàn bóng đá Jordan cũng phản đối việc tổ chức đá tập trung ở Kuwait. Đội tuyển Jordan đang đứng thứ 3 ở bảng B với 10 điểm, ngang điểm với Kuwait nhưng kém chỉ số phụ. Đội tuyển Jordan xác định Kuwait là đối thủ chính cạnh tranh ở bảng này, bởi lẽ, Australia quá mạnh còn Nepal và Đài Bắc Trung Hoa không phải thách thức.
Tình cảnh tương tự diễn ra ở bảng G tổ chức ở UAE. Malaysia, Thái Lan, Việt Nam đều có ý kiến phản đối. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất là phía Thái Lan và Malaysia.
Thái Lan không thể cạnh tranh quyền đăng cai với UAE, trong khi còn hai trận đấu trên sân nhà trong 3 trận còn lại.
Nếu kế hoạch không bị ảnh hưởng, tuyển Việt Nam sẽ sang UAE vào ngày 31/5 (Ảnh: Tiến Tuấn)
Phía Uzbekistan thì chia sẻ thông tin rằng sự việc đang được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quan tâm và thảo luận. FIFA yêu cầu các quốc gia thảo luận với AFC. Nếu mâu thuẫn vẫn xảy ra, FIFA có thể huỷ kế hoạch tổ chức tập trung của AFC, nối lại việc thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách như cũ.
Tuy nhiên, việc tổ chức theo thể thức cũ ở châu Á đối mặt thách thức lớn từ dịch Covid-19. Nhiều quốc gia vẫn chưa kiểm soát được tình hình và còn giữ nguyên lệnh cách ly tập trung với người nhập cảnh từ nước ngoài trong 14 ngày.
Khi mọi thứ chưa có gì thay đổi, VFF và HLV Park Hang-seo vẫn lên kế hoạch tập trung cho đội tuyển Việt Nam bình thường. Theo kế hoạch, đội tuyển Việt Nam hội quân từ ngày 10/5. Thầy trò HLV Park Hang-seo tập luyện tại Hà Nội, đến ngày 31/5 sẽ sang Dubai (UAE).
Đội tuyển Việt Nam lần lượt chạm trán Indonesia, Malaysia và UAE vào các ngày 7/6, 11/6 và 15/6.
Bảng xếp hạng bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á tính đến ngày 6/4/2021 (Ảnh: GN)
Theo Hiểu Lương (Nhịp Sống Việt)
Theo đó, bảng A, B, C, D lần lượt tổ chức ở Trung Quốc, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia. Bảng E, F, G, H lần lượt tổ chức ở Qatar, Nhật Bản, UAE và Hàn Quốc.
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã đưa ra quyết định và thông báo rộng rãi tới các liên đoàn thành viên vào ngày 12/3. Tuy nhiên, tính đến lúc này, AFC vẫn đang vấp phải sự phản đối từ một số liên đoàn.
Iran, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Jordan, Uzbekistan là 6 cái tên được xác định trong nhóm phản đối việc tổ chức thi đấu tập trung. Nhóm này hy vọng AFC sẽ kích hoạt lại thể thức thi đấu sân nhà, sân khách như cũ.
Địa điểm thi đấu tập trung 8 bảng đấu ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á (Ảnh: AFC)
Trong nhóm kể trên, Liên đoàn bóng đá Iran (IRIFF) phản đối dữ dội nhất. Đội tuyển Iran đang đứng thứ 3 tại bảng C với 6 điểm sau 4 trận. Ở đợt giành quyền đăng cai tổ chức, Iran thất bại trước Bahrain, đối thủ đang xếp trên họ ở bảng C.
Không chỉ IRIFF phản đối, Uỷ ban Olympic Iran, Bộ Ngoại giao, Bộ Thanh niên và Thể thao cùng các cơ quan Chính phủ khác của Iran cũng đưa ra khiếu nại thông qua những kênh khác nhau.
Trước phản ứng có tính "tổng lực" như vậy, AFC đã phải gửi thư và mời chủ tịch IRIFF tới gặp trực tiếp ông Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, chủ tịch AFC.
Bên cạnh Iran, Liên đoàn bóng đá Jordan cũng phản đối việc tổ chức đá tập trung ở Kuwait. Đội tuyển Jordan đang đứng thứ 3 ở bảng B với 10 điểm, ngang điểm với Kuwait nhưng kém chỉ số phụ. Đội tuyển Jordan xác định Kuwait là đối thủ chính cạnh tranh ở bảng này, bởi lẽ, Australia quá mạnh còn Nepal và Đài Bắc Trung Hoa không phải thách thức.
Tình cảnh tương tự diễn ra ở bảng G tổ chức ở UAE. Malaysia, Thái Lan, Việt Nam đều có ý kiến phản đối. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất là phía Thái Lan và Malaysia.
Thái Lan không thể cạnh tranh quyền đăng cai với UAE, trong khi còn hai trận đấu trên sân nhà trong 3 trận còn lại.
Nếu kế hoạch không bị ảnh hưởng, tuyển Việt Nam sẽ sang UAE vào ngày 31/5 (Ảnh: Tiến Tuấn)
Phía Uzbekistan thì chia sẻ thông tin rằng sự việc đang được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quan tâm và thảo luận. FIFA yêu cầu các quốc gia thảo luận với AFC. Nếu mâu thuẫn vẫn xảy ra, FIFA có thể huỷ kế hoạch tổ chức tập trung của AFC, nối lại việc thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách như cũ.
Tuy nhiên, việc tổ chức theo thể thức cũ ở châu Á đối mặt thách thức lớn từ dịch Covid-19. Nhiều quốc gia vẫn chưa kiểm soát được tình hình và còn giữ nguyên lệnh cách ly tập trung với người nhập cảnh từ nước ngoài trong 14 ngày.
Khi mọi thứ chưa có gì thay đổi, VFF và HLV Park Hang-seo vẫn lên kế hoạch tập trung cho đội tuyển Việt Nam bình thường. Theo kế hoạch, đội tuyển Việt Nam hội quân từ ngày 10/5. Thầy trò HLV Park Hang-seo tập luyện tại Hà Nội, đến ngày 31/5 sẽ sang Dubai (UAE).
Đội tuyển Việt Nam lần lượt chạm trán Indonesia, Malaysia và UAE vào các ngày 7/6, 11/6 và 15/6.
Bảng xếp hạng bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á tính đến ngày 6/4/2021 (Ảnh: GN)
Theo Hiểu Lương (Nhịp Sống Việt)